Những tháng đầu năm 2021, dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) tiếp tục diễn biến phức tạp. Giải pháp vaccine đang được Bộ NN&PTNT tích cực triển khai nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này.
Hàng trăm triệu liều vaccine tiếp tục được nhập để phòng, chống cúm gia cầm.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trong năm 2020, cả nước đã xảy ra 94 ổ dịch CGC tại 87 xã thuộc 70 huyện của 43 tỉnh, TP (bao gồm cả Hà Nội). Tổng số gia cầm mắc bệnh, bị chết và buộc phải tiêu hủy là trên 255.000 con. Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước tiếp tục xảy ra 7 ổ dịch CGC A/H5N6 tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định và Ninh Bình. Tổng số gia cầm bị chết, buộc phải tiêu hủy là gần 8.000 con. Hiện nay, cả nước vẫn còn 10 ổ dịch bệnh CGC, bao gồm 9 ổ dịch do virus cúm A/H5N6 và 1 ổ dịch cúm A/H5N1 chưa qua 21 ngày.
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, số gia cầm bị chết, phải tiêu hủy riêng trong năm 2020 chỉ chiếm 0,04% trong tổng đàn khoảng 520 triệu con. Đa số gia cầm vẫn an toàn đối với CGC. Mặc dù vậy, nguy cơ bùng phát, lây lan diện rộng dịch bệnh này vẫn không thể chủ quan. Đặc biệt, giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, việc giao thương, buôn bán gia cầm tăng cao. Trong khi việc kiểm soát tình trạng nhập lậu, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn còn những hạn chế nhất định. Ngoài ra, công tác tiêm phòng vaccine CGC trong nông hộ vẫn chưa triệt để, nhất là đối với chăn nuôi nhỏ lẻ…
Bên cạnh các chủng virus đã xuất hiện tại Việt Nam, Bộ NN&PTNT cũng nhận định khả năng gia cầm có thể nhiễm các loại virus khác. Đơn cử như: A/H7N9, A/H5N8 và A/H5N2. Đây là nguy cơ hiện hữu và không thể chủ quan.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trước diễn biến khó lường của tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm, để bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết Tân Sửu 2021 và những tháng tiếp theo, Bộ đã chỉ đạo các cục, vụ, viện tổ chức nhiều đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh CGC tại địa phương. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 172/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch Quốc gia phòng chống CGC giai đoạn 2019 – 2025.
Một trong những giải pháp quan trọng đang được Bộ NN&PTNT tổ chức triển khai là chủ động nguồn vaccine phòng chống dịch bệnh CGC. Trong năm 2020, các doanh nghiệp đã sản xuất, cung ứng 539 triệu liểu vaccine CGC. Hiện, trong kho của các doanh nghiệp vẫn còn tích trữ 95,2 triệu liều vaccine.
“Bộ NN&PTNT đang tiếp tục phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu vaccine phòng chống dịch bệnh CGC. Dự kiến trong quý I/2021, sẽ có thêm 133,2 triệu liều vaccine được sản xuất, nhập khẩu, bảo đảm đủ số lượng vaccine để chủ động phòng chống dịch bệnh CGC” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông tin thêm.
TRỌNG TÙNG
Nguồn: Kinh tế Đô thị
- cúm gia cầm li>
- chống cúm gia cầm li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Thị trường thịt lợn tại một số nước Đông Nam Á tháng 2/2021
- Thái Lan: Giá lợn hơi tháng 2/2021 tăng 30% so với tháng 12/2020
- Ảnh hưởng tế bào cumulus với sự thành thục nhân của tế bào trứng heo
- Nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi tháng 1/2021 tăng 65% so với cùng kỳ
- Nuôi heo rừng lai mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình
- Các mẹo điều chỉnh công thức thức ăn vỗ béo cho mùa hè 2021
- Dân Trung Quốc mê cổ phiếu công ty thịt heo hơn tập đoàn công nghệ
- Tính đa dạng di truyền của các dòng chim cút tại Tiền Giang
- Giá trị của ngành chăn nuôi
- Trại dê tiền tỷ giữa đất cà phê
Tin mới nhất
T7,27/02/2021
- Thị trường thịt lợn tại một số nước Đông Nam Á tháng 2/2021
- Thái Lan: Giá lợn hơi tháng 2/2021 tăng 30% so với tháng 12/2020
- Ảnh hưởng tế bào cumulus với sự thành thục nhân của tế bào trứng heo
- Nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi tháng 1/2021 tăng 65% so với cùng kỳ
- Nuôi heo rừng lai mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình
- Các mẹo điều chỉnh công thức thức ăn vỗ béo cho mùa hè 2021
- Dân Trung Quốc mê cổ phiếu công ty thịt heo hơn tập đoàn công nghệ
- Tính đa dạng di truyền của các dòng chim cút tại Tiền Giang
- Giá trị của ngành chăn nuôi
- Trại dê tiền tỷ giữa đất cà phê
- Nguyễn Văn Hùng: Tôi muốn mua cám viên Cánh buồm đỏ xin hỏi ở Nghệ An thì mua đị chỉ nào?
- Nguyễn Danh Trung: Tôi chuyên cung cấp máng ăn máng uống làm chuồng trại cho heo và gà; chuồng đẻ c
- Chu Thị Quỳnh: Chào các anh chị chăn nuôi. Em chuyên cung cấp máy xử lý, sản xuất phân gà hữu c
- Nguyễn Thị Kim Yến: Bên e chuyên cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. A/c có nhu cầu liên hệ: C
- Tống Thị Quỳnh Mơ: 0909397145 đây là sđt của mình, mong ad liên hệ sớm cho mình để lấy hàng ạ. Mình
- Thuận Nhật: Chào Admin website, Thuận Nhật xin để link website:https://thuannhat.com.vn/ đ
- Hùng: Tôi cần mua lòng lợn số lượng nhiều
- A Đệ: Anh có dự toán ko cho tôi xin. Tôi cần có dự toán để làm mô hình hỗ trợ từ kinh
- Nguyễn Gia Hưng: Gà ăn yếu, ăn đôi ba hột rồi thôi. Phân bình thường, uống nước và ăn rất ít. Trư
- Nguyễn Anh Tuấn: Kỹ thuật nuôi chim bồ câu gáy.
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Tập đoàn Bayer bán đơn vị kinh doanh thuốc thú y Animal Health
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Khảo nghiệm vaccine ngừa dịch tả lợn Châu Phi cho kết quả ban đầu
- Giá lợn hơi tại phía Bắc tăng từng ngày
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
- Dịch tả lợn Châu Phi: Không nên tẩy chay thịt lợn
Viêt Nam sản xuất được ASF Vaccine ( Thế giới chưa sản xuất được ) thì nhập Vaccine Cúm Gia Cầm làm gì nhỉ ?