Quản lý thể trọng theo độ tuổi là chìa khóa để tối đa hóa hiệu quả lâu dài ở gà đẻ hậu bị.
Gà đẻ hậu bị thường không phải chủ đề trọng tâm trong các cuộc thảo luận của các chuyên gia dinh dưỡng, tuy nhiên một kế hoạch chăn nuôi thành công là chìa khóa cho hiệu quả lâu dài tốt hơn. Một con gà đẻ hậu bị trưởng thành sớm có thể bắt đầu đẻ trứng sớm hơn, nhưng nó sẽ tiếp tục đẻ trứng nhỏ và số lượng ít hơn trong suốt chu kỳ đẻ, gà mái trưởng thành đúng thời điểm là chìa khóa trong bất kỳ kế hoạch chăn nuôi thành công nào. Dưới đây là sáu hướng dẫn đơn giản nhằm mục đích tạo ra đàn gà đẻ hậu bị tốt hơn, khi chuyển qua giai đoạn gà đẻ.
1. Thể trọng khi thành thục chính là chìa khóa
Kích thước cơ thể, chiều dài thân và thậm chí thành phần cơ thể không được coi là quan trọng như thể trọng theo độ tuổi khi nói đến việc đánh giá tình trạng của gà đẻ hậu bị hiện đại. Những con gà mái đẻ trứng trắng cần đạt thể trọng trung bình 1.250 gram lúc 18 tuần tuổi. Những con gà mái đẻ trứng nâu thì nặng hơn, cần đạt khoảng 1.500 gram ở độ tuổi tương tự. Những giống gà nặng cân không chỉ ăn nhiều hơn trong giai đoạn hậu bị mà chúng còn tiếp tục ăn nhiều hơn do nhu cầu duy trì thể trọng cao hơn trong suốt cuộc đời. Ngược lại, những con gà mái nhẹ cân sẽ giúp tiết kiệm hơn khi nuôi, nhưng bất kỳ khoản tiết kiệm ban đầu nào cũng gây mất mát nhiều hơn sau này vì những con gà mái này không đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất trong thời gian dài.
2. Cho ăn theo thể trọng thực tế
Tất cả các công ty cung cấp giống đều có hướng dẫn kèm theo làm thế nào để đạt thể trọng tối ưu tùy theo giống của chúng. Các bảng và biểu đồ này thường đi theo các mốc thời gian và các hướng dẫn cho ăn một lượng thức ăn nhất định theo sự phát triển của gà mái mỗi tuần. Các thông tin đó nên được sử dụng làm cơ sở để hình thành bất kỳ hoặc tất cả các kế hoạch dinh dưỡng cụ thể trong trại. Tất cả những con số thực tế này phải phản ánh điều kiện thực tại trang trại. Vì vậy, điều quan trọng là gà mái phải tăng trọng thường xuyên để khẩu phần của chúng có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với thể trọng thực và điều kiện của chúng. Để đạt được mục đích này, điều quan trọng là phải cân đủ số lượng cá thể gà mái có thể làm mẫu đại diện (representative samples) cho toàn bộ đàn.
3. Gà mái nặng cân hơn sẽ duy trì sản lượng trứng cao trong thời gian dài hơn
Mặc dù đã có các hướng dẫn chính thức nhưng theo kinh nghiệm ở mức độ thương mại thường chỉ ra rằng những con gà mái hơi nặng hơn sẽ giữ sản lượng cao trong thời gian dài hơn. Trọng lượng tăng thêm này có thể khoảng 5% so với thể trọng khuyến nghị. Mục đích của việc làm này là để bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể xảy ra trong thời gian đẻ trứng cao điểm, nếu cho đàn gà ăn ở mức “trung bình”, chúng ta không thể tránh khỏi việc những con gà cao sản không được ăn đầy đủ và không lãng phí chất dinh dưỡng cho những con gà đẻ ít. Vì vậy, một vài gram thể trọng thường là có lợi, đặc biệt là đối với những con gà đẻ trứng thương phẩm. Chi thức ăn cần thiết để gà tăng vài gram thể trọng không đáng kể so với lợi nhuận mang lại khi gà đẻ thêm trứng.
4. Cho đàn gà thiếu cân ăn khẩu phần chất hơn trong thời gian dài hơn
Điều này cũng dễ hiểu, các loại bệnh địa phương thường làm cho gà chậm phát triển trong quá trình chăn nuôi. Như là trong trường hợp thời tiết nóng, sau khi dịch bệnh bùng phát hoặc cho gà ăn không đúng cách,… Vì vậy, trong quá trình cân mẫu định kỳ hàng tuần có thể thấy thể trọng thấp hơn mức trung bình theo độ tuổi. Trong trường hợp này, gà hậu bị cần được cho ăn tăng lên hoặc giữ khẩu phần giàu dinh dưỡng lâu hơn cho đến khi chúng bắt kịp đà phát triển. Quá trình này nên diễn ra dần dần để tránh sự gia tăng đột ngột về thể trọng đòi hỏi phải hãm lại ngay khi gà mái đạt mức kỳ vọng. Một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh rằng chúng ta nên chăn nuôi gà theo điều kiện thực tế chứ không nhất thiết tuân theo mốc thời gian của bảng hướng dẫn một cách máy móc.
5. Đừng ngăn chặn sự tăng trưởng ở đàn thừa cân
Tương tự như thiếu cân thì đàn gà cũng có khả năng sẽ thừa cân so với dự kiến, thường là do người chăn nuôi muốn chắc chắn rằng gà mái có khởi đầu tốt. Khi đó, bạn nên tránh giảm thể trọng của gà mái đột ngột. Thay vào đó, chúng ta cứ tiếp tục cho gà ăn như vậy cho đến khi chúng đạt được thể trọng mong muốn theo tuổi. Ngoài ra, chúng có thể được chuyển sang khẩu phần ở giai đoạn tiếp theo sớm hơn, hoặc đối với những giống gà rất nặng thì chúng ta cần kết hợp cả hai khẩu phần. Điều quan trọng là gia cầm tiếp tục phát triển và không ngừng tăng trưởng (cho ăn gần với mức duy trì) cho đến khi chúng đạt được cơ thể vừa và gọn.
6. Khẩu phần trước khi đẻ – cho ăn hay không cho ăn?
Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên dùng khẩu phần trước khi đẻ (pre-layer) trong hai tuần trước khi bắt đầu đẻ. Thông thường là từ 16 đến 18 tuần tuổi đối với hầu hết các giống gà. Khẩu phần này gần giống với khẩu phần cuối cho giai đoạn phát triển, ngoại trừ hàm lượng canxi. Trong trường hợp khẩu phần của gà mái giai đoạn phát triển có hàm lượng canxi dưới 1%, khẩu phần trước khi đẻ thường chứa gấp đôi lượng canxi này. Việc bổ sung thêm canxi này nhằm bảo đảm gia cầm hấp thụ đủ hàm lượng canxi để đáp ứng nhu cầu canxi lớn hằng ngày của gà khi vào đẻ. Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng cũng e ngại về vấn đề rối loạn chức năng thận có thể xảy ra sau này do dư thừa canxi. Điều này nên được đánh giá riêng biệt đối với từng đàn vào thời điểm giữa chu kỳ đẻ để xem liệu có cần thiết khẩu phần trước khi đẻ hay không, nếu cần thì cần trong bao lâu. Một số chuyên gia tin rằng khẩu phần trước khi đẻ là không cần thiết nếu cho gà ăn khẩu phần trong giai đoạn đẻ trứng từ sớm, điều này thực tế hơn giúp giảm thiểu số khẩu phần cần quản lý.
Biên dịch: Ecovet Team (theo WattAgnet)
Nguồn: Ecovet
- chăn nuôi gà li>
- gà đẻ trứng li>
- nuôi gà hậu bị li>
- gà hậu bị li> ul>
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất