Nuôi chim trĩ khá đơn giản, nhưng để thành công, thu tiền tỷ từ chim trĩ thì không phải ai cũng làm được. Cần phải nắm được bí quyết riêng, đó chính là chăm sóc chim trĩ từ khi bóc trứng đến 30 ngày tuổi. Nếu giai đoạn này làm không tốt thì coi như thất bại.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Duyên, chủ trang trại chăn nuôi chim, gà quý thu hàng tỷ đồng/năm: Nuôi chim trĩ khá đơn giản nhưng đem lại giá trị cao gấp nhiều lần so với nuôi gà thông thường. Nhưng nuôi chim trĩ cần có kỹ thuật nuôi và kiến thức về chăm sóc chim con sẽ giúp người nuôi đi đến thành công nhanh hơn.
Để đảm bảo chất lượng ấp nở, trứng chim trĩ sẽ được bà Duyên thu và bảo quản cẩn thận trước khi cho vào lò ấp.
1. “Khó khăn nhất trong việc nuôi chim trĩ là trong 30 ngày đầu, nếu không có kinh nghiệm nuôi và chăm sóc có thể gây thiệt hại rất lớn, nhẹ thì chết 30 – 50%, nặng thì chết cả đàn. Nguyên nhân phần lớn do chưa có kinh nghiệm hoặc sơ ý thiếu cẩn thận đã gây tổn thất rất đáng tiếc với những người mới vào nghề nuôi” – bà Duyên tiết lộ.
2. Theo bà Duyên, muốn nuôi thành công được chim trĩ giai đoạn này, cần nắm rõ các nguyên tắc khi úm chim trĩ non. Luôn luôn phải đảm bảo nhiệt độ 37 – 38 độ C (24/24) trong lồng úm để giữ nhiệt ấm cho chim: Trong trường hợp mất điện cần có phương án thay thế kịp thời (Ví dụ: Máy phát điện, ắc quy,… để thắp bóng điện sưởi, hoặc tăng thêm độ dày của sàn lót, thu nhỏ quây lồng úm,….). Đây là phần khó nhất và cũng là phần quan trọng nhất trong kỹ thuật úm chim non.
Cần kiểm tra định kỳ tối thiểu 1 – 2 tiếng/lần, tránh tình trạng lồng úm quá nóng, thiếu bóng điện hoặc quá nhiều bóng… để có thể điều chỉnh bóng đèn sưởi, tránh tình trạng thiếu không khí, bị gió lùa, hết nước, chim dẫm đạp lên nhau, cắn mổ nhau…
Người nuôi luôn luôn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thức ăn, nước uống.
3. Đồng thời, người nuôi luôn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thức ăn, nước uống. Bởi hệ tiêu hóa của chim trĩ non rất yếu (yếu hơn rất nhiều so với gà) do vậy rất nhạy cảm với môi trường thiếu vệ sinh dẫn đến chim đau bụng, chết không rõ nguyên nhân. Dấu hiệu của hiện tượng này là chim bị đi ỉa, ướt đít… Do vậy thức ăn cho chim mới nở cần có hàm lượng đạm thấp (nên trộn thêm cám ngô, cám gạo, đậu tương rang chín nghiền sẵn cho chim ăn), nước uống đun sôi để nguội, tìm cách không cho chim dẫm đạp vào máng uống bằng cách bỏ những viên sỏi (tiệt trùng) vào khe máng uống.
Theo bà Duyên, muốn nuôi thành công được chim trĩ giai đoạn này, cần nắm rõ các nguyên tắc khi úm chim trĩ non đó là luôn luôn phải đảm bảo nhiệt độ 37 – 38 độ C (24/24).
4. Nguyên tắc nữa là phải giữ môi trường không khí sạch và tránh tiếp xúc với khuẩn lạ: Khuẩn lạ thường đi theo khách xem chim, từ những vật nuôi gia cầm xung quanh, hoặc từ chim tự nhiên bay tới… Do vậy, cần hạn chế tối đa người ra vào xem chim non, với người chăm sóc chim non cần cắt cử một người chuyên biệt, phải có trang phục riêng mỗi khi vào chăm chim non, không để người chăm chim ở chuồng khác vào khu vực úm chim non…
5. Đối với việc làm thuốc phòng cần đúng lịch và đúng cách. Theo bà Duyên, việc làm thuốc đúng lịch cho chim là rất cần thiết. Tuy nhiên, chỉ làm làm thuốc phòng khi chim khỏe mạnh và nhanh nhẹn thì mới có tác dụng và hiệu quả, nếu không chim sẽ chết sau khi làm thuốc. Nếu tình trạng sức khỏe của chim không tốt, cần tìm cách cải thiện sức khỏe cho chim, hoặc những con chim có bệnh cần chữa bệnh cho chim trước rồi làm thuốc phòng dịch. Trong trường hợp nguy cấp cần kết hợp vừa chữa bệnh và phòng dịch. Cần tham khảo thêm từ các bác sỹ thú y có kinh nghiệm về gia cầm tại địa phương.
Đối với những con nhiễm bệnh nhốt riêng để tránh lây lan sang những con khác.
6. Ngoài ra trong quá trình nuôi, cần hạn chế vận chuyển, di chuyển chim non từ 2 ngày đến 30 ngày tuổi, đặc biệt tránh mang chim ở giai đoạn này đi quá xa: Việc vận chuyển chim non đi xa chỉ nên làm đối với chim mới bóc trứng (kỹ thuật khá phức tạp, chỉ những người chuyên chim con gà con mới giảm thiểu được chết và hao hụt khi vận chuyển đi xa đối với chim bóc trứng), còn nếu chim con đã cho ăn và cho uống không nên vận chuyển vì chim sẽ bị sóc bụng, ảnh hưởng tới tiêu hóa.
“Với chim sau 1 tháng tuổi, trước khi chuyển phải cho uống thuốc trước khi đem đi, sau khi về tới trại mới cũng cần bổ trợ thêm thuốc để chim không bị ngã nước hoặc sinh bệnh” – bà Duyên chia sẻ.
7. Nguyên tắc cuối cùng là phương pháp tách riêng và chia đàn. Đối với những con nhiễm bệnh cần nhốt riêng để tránh lây lan, nới rộng lồng úm hoặc tách đàn theo thời gian chim lớn dần để tránh mổ, cắn nhau. Đồng thời những con bị bệnh cần xác định các bệnh và điều trị kịp thời.
Đăng Quang
Nguồn: Báo Dân Việt
- nuôi chim trĩ li> ul>
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
Tin mới nhất
T3,19/11/2024
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- JBS – Tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới muốn lựa chọn Việt Nam trở thành địa bàn chiến lược
- Tuyên Quang: Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn đen sinh sản xã Hùng Lợi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất