Bức tranh của ngành chăn nuôi năm nay khá ảm đạm. Giá lợn hơi, gà lông, trứng gia cầm… liên tục biến động, giảm sâu, lợn bán dưới giá thành sản xuất trong thời gian dài. Nhiều chủ trang trại dự đoán, tình trạng này còn kéo dài đến Tết Nguyên đán.
Chăn nuôi gà tại trang trại của ông Ngô Văn Ánh, thôn Long Lanh, xã Bảo Đài (Lục Nam).
Hiện nay đang là thời điểm các gia đình, trang trại, hợp tác xã (HTX) chăn nuôi vào đàn để chuẩn bị nguồn hàng đón Tết Nguyên đán. Không sôi động như những năm trước, vụ này, người nuôi khá thận trọng khi tái đàn vì lo ngại thị trường ảm đạm còn kéo dài. Từ cuối quý I đến nay, giá bán lợn hơi chưa vượt giá thành sản xuất là 35 nghìn đồng/kg, giá gà nuôi theo phương thức công nghiệp hoặc gà ta thả vườn thỉnh thoảng đạt còn đa phần bán dưới giá thành sản xuất. Trứng gà công nghiệp hiện bán 1,8 đến 2 nghìn đồng/quả trong khi giá thành là 2,2 nghìn đồng. Khi thị trường chưa hồi phục, người chăn nuôi còn nghe ngóng trước khi quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi.
Ông Ngô Văn Ánh, chủ trang trại nuôi gà ở thôn Long Lanh, xã Bảo Đài (Lục Nam, Bắc Giang) phân tích, lợn hơi rẻ “kéo” thịt và trứng gia cầm xuống giá. Những năm trước, từ thời điểm này đến Tết Nguyên đán, nhu cầu các loại thực phẩm, nhất là sản phẩm chăn nuôi phục vụ nhu cầu liên hoan, đám cưới, tổng kết năm… tăng dần đẩy giá lên nhưng năm nay vẫn yên ắng. Có năm, trang trại của ông mở rộng quy mô đón bắt nhu cầu dịp cuối năm nhưng từ đầu năm đến nay, trang trại này vẫn giữ số đầu gia cầm ổn định, chỉ cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp đã ký hợp đồng tiêu thụ để giữ khách.
Ở vùng trọng điểm gà Yên Thế, người dân chủ yếu chăn gà bán công nghiệp hoặc thả vườn đồi. Thời điểm này, giá gà giống tăng nhẹ nhưng việc tái đàn, mở rộng quy mô sản xuất không sôi động như những năm trước. Theo ông Lương Văn Hiến, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, mặc dù gà đồi Yên Thế được quan tâm kích cầu tiêu thụ nhưng ảnh hưởng dây chuyền từ giá lợn hơi thấp, các hộ nuôi gà chuyên nghiệp không tăng đàn dịp này mà sản xuất quanh năm theo đơn hàng. Một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đón dịp tết nhưng lượng không nhiều. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện khuyến cáo bà con thận trọng khi tái đàn và tập trung hướng dẫn chăn nuôi theo phương pháp an toàn, bảo đảm không để dịch bệnh xuất hiện.
HTX Chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ lợn sạch Tân Yên có 8 hội viên thường nuôi quy mô hơn 1 nghìn con lợn nái, lợn thịt với nhãn hiệu “Lợn sạch Tân Yên” đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận. Năm nay, do giá lợn giảm sâu, nhiều hội viên chỉ nuôi cầm chừng chờ giá lên, có trường hợp không theo được đã phải chuyển nghề. Mặc dù đây là thời điểm chăn nuôi đón nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán nhưng nhiều thành viên vẫn không mặn mà. Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Ngô Xuân Lương nhận định, dịp Tết này giá lợn sẽ tăng nhưng khó vượt ngưỡng 35 nghìn đồng/kg lợn hơi. Đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng nguồn giống trong dân và sử dụng thức ăn tận dụng tại chỗ sẽ có lãi, còn trang trại lớn chủ yếu dùng cám công nghiệp vẫn lỗ nên không vào đàn. Nguyên nhân giá lợn giảm sâu, kéo dài là do nguồn cung của cả nước tăng nhanh trong khi thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc thời gian qua “đỏng đảnh”, có thời điểm ngừng thu mua. Cùng đó, giá thức ăn chăn nuôi không giảm hoặc giảm không đáng kể bởi nguồn nguyên liệu vẫn chủ yếu nhập từ nước ngoài khiến người chăn nuôi quy mô lớn lao đao. Mặc dù vào dịp Tết Nguyên đán, giá thực phẩm, trong đó có thịt lợn, gà… thường tăng cao nhưng dự báo năm tới sẽ lên không nhiều.
Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và PTNT), thời điểm này, đàn gia cầm của tỉnh đạt khoảng 15 triệu con, đàn lợn hơn 1,1 triệu con, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Thời gian qua, một số tỉnh miền Trung và vùng núi phía Bắc bị ảnh hưởng của mưa lũ, nguồn cung thực phẩm từ các địa phương này có giảm nhưng lượng gia súc, gia cầm của cả nước còn dồi dào, dự báo thị trường đầu ra chậm cải thiện. Ông Lương Đức Kiên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến nghị, các hộ cần bám sát dự báo nhu cầu thị trường để tái đàn phù hợp khả năng của mình, tránh rủi ro đồng thời chú trọng chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, tiêu chuẩn VietGAHP, liên kết với các doanh nghiệp, HTX sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi bảo đảm đầu ra ổn định. Từ nay đến cuối năm là thời điểm dịch cúm gia cầm dễ bùng phát, cần quan tâm phòng dịch kịp thời cho đàn gia súc, gia cầm.
Bảo Khánh
Nguồn: Báo Bắc Giang
- giá sản phẩm chăn nuôi li> ul>
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
Tin mới nhất
T4,27/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất