[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.
Chim cút thường thích sống ở nơi cao ráo và thoáng mát nên chuồng nuôi thiết kế lồng nuôi quây lưới, chia làm nhiều tầng. Cách làm này vừa tạo độ cao ráo, vừa tiết kiệm được diện tích chuồng nuôi. Chuồng nuôi được thiết kế gọn nhẹ, có hệ thống máng ăn và nước uống để tránh rơi vãi thức ăn; đáy lồng hơi dốc để khi chim cút đẻ, trứng sẽ tự lăn ra khay treo bên cạnh mỗi lồng.
Mỗi ngày, chim cút đẻ 1 quả trứng bằng 10% trọng lượng cơ thể
Mỗi ngày, chim cút sẽ đẻ một quả trứng có trọng lượng bằng 10% trọng lượng cơ thể, do đó, thức ăn cho chúng phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cao. Bên cạnh nguồn thức ăn chính là cám hỗn hợp loại dành riêng cho chim cút đẻ, cần bổ sung một số thành phần thức ăn khác như ngô, đỗ xanh, cám, bột cá,…
Cho chim cút uống nước bằng hệ thống tự động
Nguồn nước uống cho chim cút tuy không nhiều, nhưng phải đảm bảo nước sạch, mát và để chim cút uống tự do, không hạn chế. Để tránh xảy ra dịch bệnh, trong quá trình nuôi, người chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hàng ngày.
Thức ăn cho chim cút phải đảm bảo chất dinh dưỡng cao
Trứng cút giàu dinh dưỡng chất hơn trứng gà
Người chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để chim cút khỏe mạnh
Thu gom trứng cút trong trại
Tâm An
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất