Để có được thịt lợn sạch tiêu thụ ra thị trường, ông Hà Trọng Tuấn (SN 1959, xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã trộn thêm một số loại thảo dược, giun quế vào khâu chế biến thức ăn cho đàn lợn.
Từ lâu, ông Tuấn đã được người dân thôn Văn Bút đặt cho cái tên mới là “Tuấn Trác Văn” hay “Tuấn lợn sạch” – một chủ trang trại nuôi lợn sạch nức tiếng vùng chiêm trũng.
Ông Hà Trọng Tuấn, chủ trang trại lợn sạch
Men theo con đường nhỏ, chúng tôi tìm đến trang trại lợn của gia đình ông Tuấn. Trang trại được xây dựng kiên cố, hệ thống chuồng trại sạch sẽ, nằm xa khu dân cư sinh sống.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Tuấn cho biết, đầu năm 2016, gia đình ông bắt đầu xây dựng trang trại nuôi lợn sạch với quy mô gần 150 con. Thời gian đầu, thức ăn chủ yếu cho đàn lợn là cám nấu trộn lẫn với men vi sinh chủng EM.
Sau một thời gian ngắn, nhận thấy mô hình nuôi lợn bằng thảo dược rất an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, ông Tuấn đã lên mạng tìm hiểu một số loại thảo dược để mua về và trộn thêm vào thức ăn cho đàn lợn của gia đình.
“Mới đầu nuôi, gia đình tôi cũng chỉ cho lợn ăn bằng cám nấu trộn lẫn với men vi sinh chủng EM, nhưng sau khi được biết nuôi lợn bằng thảo dược rất đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, tôi đã mua thảo dược về để thay đổi khẩu vị ăn cho đàn lợn”, ông Tuấn bộc bạch.
Hiện tại, thức ăn cho đàn lợn chủ yếu từ các sản phẩm do ông chủ động như cám ngô, phở vụn, bã đậu, đỗ tương, tỏi, bột cá và một số thảo dược mua tại các hiệu thuốc của thầy lang (gồm bồ công anh, rong biển, sài đất, lá kim ngân…) được trộn theo tỷ lệ nhất định.
Theo ông Tuấn, khi đưa thêm thảo dược vào thức ăn, chúng có tác dụng tẩy những chất độc trong cơ thể con lợn, kháng khuẩn và chống bệnh tật rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất lượng thịt ngon hơn, giai, giòn và có mùi vị khác so với thịt lợn nuôi cám công nghiệp.
Không dừng lại ở đó, gia đình ông còn đầu tư một trang trại nhỏ nuôi giun quế để trộn lẫn vào thức ăn cho lợn. Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình nuôi giun quế, ông Tuấn bảo, giun được nuôi bằng phân bò, cứ một tuần ông khai thác giun quế một lần.
Ông Tuấn giới thiệu một số thảo dược cho lợn ăn
Sau khi khai thác xong, ông đem cất vào tủ lạnh và nghiền dần cho lợn ăn. Trung bình, mỗi một ngày, ông chỉ cho ăn 1 lạng giun quế/con lợn. Vừa đảm bảo cung cấp chất đạm cho lợn vừa không lãng phí.
“Ngoài những thảo dược trên, gia đình còn trộn thêm giun quế vào thức ăn để cung cấp thêm chất đạm con lợn. Trung bình mỗi con lợn, tôi chỉ cho cho ăn 1 lạng giun quế”, ông Tuấn cho hay.
Cũng theo ông Tuấn, đàn lợn phải đủ 7 tháng tuổi trở lên, đảm bảo gần 1 tạ/con thì gia đình ông mới xuất chuồng. Và, sau mỗi một lứa, gia đình lại gửi mẫu thịt lên Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương 1, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Hà Nam để kiểm tra. Kết quả rất mỹ mãn, hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu protein, các nguyên tố vi lượng vitamin và khoáng chất… đảm bảo đủ mọi tiêu chuẩn của thịt sạch.
Tháng 4/2017, trang trại lợn của gia đình ông Tuấn đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Hà Nam cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Hiện tại, thịt lợn sạch của gia đình ông chuyên cung cấp cho chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm sạch ở Đội Cấn (Hà Nội) và một số tỉnh lân cận.
“Thời gian tới, tôi sẽ đăng ký truy xuất nguồn gốc điện tử, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lợn sạch của gia đình, tránh tình trạng các loại sản phẩm khác trà trộn, giúp trang trại phát triển bền vững hơn”, ông Tuấn cho biết thêm.
Giun quế được gia đình ông nuôi
Mai Chiến
Nguồn: nongnghiep.vn
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Trang trại bò mẫu của nông dân trẻ
- Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Nuôi gà ác cho nghe nhạc
- Nguyễn Văn Tám với mô hình chăn nuôi gà tự động
- Chàng trai người Thái làm giàu nhờ nuôi gà Mông đen
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
Tin mới nhất
CN,27/04/2025
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho ngành thú cưng
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Hiệu quả nuôi vịt xiêm sử dụng thức ăn thảo dược
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất