Theo nguồn tin của Báo NNVN, qua quá trình thanh tra đột xuất một số công ty SX, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN), lực lượng chức năng đã phát hiện một số DN NK, kinh doanh chất Cyanuric acide (axit Cyanuric), Dicyandiamide và Ammelide trong “bột dinh dưỡng cao đạm”.
Loại bột này được bổ sung vào nguyên liệu TĂCN (cho cá da trơn, gia súc, gia cầm) nhằm nâng cao độ đạm.
Một doanh nghiệp rao bán hoá chất axit Cyanuric trên internet
Tuy nhiên, việc nâng cao độ đạm không có tác dụng về mặt dinh dưỡng (đạm giả), mặt khác nó còn gây tồn dư trên động vật và gây các bệnh về thận (suy thận, sỏi thận, ảnh hưởng đến bàng quang) cho động vật và con người khi dùng thực phẩm ăn phải chất này.
Trong quá trình tìm kiếm thông tin về các hoạt chất này, PV NNVN phát hiện một số DN đang rao bán. Trên website của Công ty TNHH Hoá chất Thuận Nam hiện đang rao bán axit Cyanuric dạng tinh thể màu trắng, hơi có vị đắng, đựng trong bao 20 – 50kg.
Theo giới thiệu, hoá chất xuất xứ từ Trung Quốc, có công dụng cấu thành axit Cyanuric– Formaldehyde Resin, nhựa Epoxy, chất chống oxy hoá, chất kết dính, sơn, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, chất ức chế ăn mòn kim loại; SX thuốc khử trùng chống thối rữa, chủ yếu được sử dụng để cấu tạo tổng hợp nên chất tẩy trắng thế hệ mới, chất chống oxy hoá, chế tạo ổn định clor, diệt khuẩn và khử độc ô nhiễm hồ bơi. Ngoài ra còn trực tiếp làm chất phụ gia trong SX nilon, mỹ phẩm, thuốc cháy…
Theo một công trình nghiên cứu được website của Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng (Bộ KH- CN) dẫn lại từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), axit Cyanuric là chất có cấu trúc tương tự như Melamine. Nó có độc tính thấp trong động vật có vú, khi cho chuột ăn với lượng khoảng 7.700mg/kg trọng lượng cơ thể.
Một số nghiên cứu về độc tính ngắn hạn đã cho thấy axit Cyanuric làm hỏng các mô của thận, kể cả làm giãn nở các ống nhỏ trong thận, hoại tử hoặc tăng sinh các biểu mô mạch, làm tăng các tế bào ưa kiềm, tăng tế bào Neurophil, lắng cặn khoáng hoặc xơ hoá.
Những ảnh hưởng quan sát được ở chuột và loài gặm nhấm ở liều cao là sự xuất hiện của các viên sỏi thận, tăng sinh các mô mạch của bàng quang và nghiên cứu trong thời gian lâu hơn cũng cho thấy các dấu hiệu ảnh hưởng đến ống dẫn của thận.
Tuy nhiên, axit Cyanuric là một thành phần trong TĂCN biuret, một phụ gia TĂCN dành cho động vật nhai lại, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận. Cũng theo WHO, 3 hoạt chất Melamine, axit Cyanuric và Ammelide có thành phần cấu trúc khá giống nhau.
Còn trên website của Công ty CP Quốc tế Hải Âu (phân phối sản phẩm Dicyandiamide – C2H4N4) giới thiệu, C2H4N4 là chất cân bằng độ pH, kiềm chế thuốc nhuộm ngấm dần vào vải, giảm tốc độ làm cho thuốc ngấm từ từ chứ không ngấm quá nhanh, để cho vải đều màu. Dicyandiamide 99.5% min chủ yếu được sử dụng để xử lý nước thải cho ngành dệt, in, nhuộm, làm giấy, khai thác mỏ, mực.
Đồng Thái
Nguồn: nongnghiep.vn
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), về lý thuyết cũng như trên thực tiễn, một hoá chất phụ gia trong TĂCN được công nhận là an toàn cho động vật nhai lại, chưa chắc đã an toàn cho các vật nuôi khác và con người. Ví dụ như Melamine, chỉ có trâu bò và một số động vật ăn cỏ nhai lại mới hấp thụ được.
Melamine có chứa nhóm đạm ure, có khả năng sinh ra NH3 (amoniac), tuy không làm thức ăn cho con người được nhưng là nguồn dinh dưỡng cho thực vật rất tốt. Một số động vật có khả năng hấp thu ure từ cỏ để chuyển hoá thành NH3. NH3 là thức ăn cho những vi sinh vật trong cơ thể động vật nhai lại. Sau đó, vi sinh vật lại chuyển hoá thành axit amin cho cơ thể con vật. Nhưng con người thì không có những hệ vi sinh vật đặc biệt đó, nên không thể hấp thụ được.
Bởi vậy, các nhà khoa học cần vào cuộc để làm sáng tỏ xem loài vật nào có thể hấp thu được đạm từ các chất Dicyandiamide, axit Cyanuric và Ammelide. Nếu hấp thụ được thì lượng dùng bao nhiêu là vừa để tránh tồn dư? Nếu không hấp thụ được, gây tồn dư trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khoẻ của loài vật và con người thì cần đưa vào danh mục hoá chất cấm sử dụng trong thực phẩm và TĂCN.
- thức ăn chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi sạch li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất