Năm 2017, ngành chăn nuôi Việt Nam đã gác lại với những biến cố dữ dội về chăn nuôi lợn. Là trụ cột của ngành nông nghiệp, tuy nhiên chăn nuôi lại là ngành duy nhất của Việt Nam chưa khẳng định được vị thế xứng tầm khi chưa thu về được kim ngạch XK đáng kể.
Mặc dù vậy từ năm 2018, chăn nuôi Việt Nam đang dần hé lộ những điểm sáng có thể kỳ vọng những đột phá mới cả về chuyển dịch SX trong nước lẫn vươn ra XK.
Trao đổi với NNVN, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi trăn trở: Liên kết SX vẫn đang là khâu yếu nhất của ngành chăn nuôi và chăn nuôi lợn nói riêng. Đến nay, cả nước mới chỉ hình thành được 200 – 300 tổ hợp tác, so với thực tế SX thì còn vô cùng nhỏ bé và chưa chiếm được số đông trong ngành chăn nuôi Việt Nam. Việc thiếu tổ chức liên kết SX một cách bài bản và bền vững chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng giá lợn năm 2017.
“Biến khó khăn thành thời cơ, lợi thế” đang thể hiện rất rõ trong ngành chăn nuôi trong năm 2018 (Trong ảnh: Chế biến sữa tại Cty Sữa Mộc Châu)
Tuy nhiên, từ sự cố khủng hoảng giá lợn năm 2017, đã xuất hiện nhiều ý tưởng xây dựng chuỗi liên kết SX trong chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm để tự mình cứu lấy mình, nhất là mô hình HTX, tổ hợp tác.
Mặc dù những mô hình này chưa nhiều, nhưng đang diễn ra khá mạnh và khẳng định xu thế của chăn nuôi trong những năm tới. Điều này xuất phát từ thực tế trong đợt “bão giá lợn” năm 2017, các mô hình HTX, có liên kết dù gặp khó khăn, song vẫn vượt qua được sóng gió, trong khi nhiều nông hộ nhỏ lẻ phá sản. Đây là thực tiễn khách quan giúp phong trào liên kết trong chăn nuôi đang phát triển rất mạnh. Mô hình liên kết chuỗi đã hình thành khá đa dạng, có chuỗi chỉ 2-3 khâu, có chuỗi hoàn chỉnh cả 5-6 khâu.
Điểm sáng thứ hai của ngành chăn nuôi khi bước sang năm 2018, đó là phong trào chăn nuôi theo chương trình VietGAPH phát triển rất mạnh ở tất cả các đối tượng vật nuôi như lợn, gia cầm, bò, đặc biệt đã xuất hiện các mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ. Đây là tín hiệu cho thấy ý thức tự giác của người chăn nuôi đã nhận thức và thấy rõ được nếu không chăn nuôi tốt, sản phẩm không đạt ATTP thì khó giúp họ tham gia được thị trường ổn định.
Đầu năm 2018, nhiều tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên đã có hàng trăm hộ chăn nuôi tự giác cùng xây dựng chuỗi chăn nuôi theo GAP, chủ động mời các cơ quan chuyên môn về đánh giá cấp chứng nhận. Những ngày đầu năm 2018, Cục Chăn nuôi đã tổ chức đánh giá và cấp chứng nhận cho cùng một lúc tới 43 trại chăn nuôi lợn tại Hải Dương tham gia VietGAPH. Đây là những nền móng để chăn nuôi theo tiêu chuẩn AseanGAP hay GlobalGAP trong những năm tới. Tín hiệu này cũng cho thấy người chăn nuôi ngày càng thể hiện trách nhiệm xã hội trước người tiêu dùng.
Điểm sáng thứ ba, thông qua chao đảo của ngành 2017, tất cả các khối chăn nuôi từ DN, trang trại lẫn nông hộ đều đã tự nhìn lại mình để nâng cao các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm hơn nữa. Đây cũng là dịp để thanh lọc được rất nhiều bộ phận chăn nuôi yếu kém.
Đàn lợn nái kém chất lượng năm 2017 hiện đã cơ bản được thanh lí, đưa tổng đàn nái từ 4,2 triệu con đầu năm 2017 xuống chỉ còn khoảng 3,8 triệu con vào cuối năm 2017. Cục Chăn nuôi đang đề xuất, kiến nghị các tỉnh phải tiếp tục rà soát, chỉ để lại khoảng dưới 3,5 triệu nái, mà vẫn đảm bảo cho tổng đàn lợn thịt cả nước với sản lượng đạt từ 4-5 triệu tấn/năm.
Tín hiệu sáng thứ tư đến từ chăn nuôi gia cầm, khi chăn nuôi gà lông màu thời gian qua vẫn giữ được “phong độ”, với nhịp tăng đàn liên tục từ 3-4 năm trở lại đây để chiếm giữ thị trường tiêu dùng nội địa ở khoảng 256 triệu con. Trong khi đó, gà công nghiệp lông trắng sau hàng chục năm tuột dốc về tổng đàn và giá, thì năm 2017 lại có dấu hiệu tăng trở lại. Lí do là gà lông trắng sau nhiều năm vắng bóng, nay đã bắt đầu tiêu thụ tốt trở lại và đã bắt đầu XK được từ cuối năm 2017.
Ảnh: Lê Bền
Sang năm 2018, theo yêu cầu của nhà NK, mỗi năm ước sẽ có khoảng 6.000 tấn gà lông trắng được XK, nếu chúng ta tiếp tục mở được thêm các DN xuất khẩu thì khả năng gà lông trắng phục hồi tăng trưởng trở lại là rất khả quan. Đối với vịt, tốc độ tăng đàn vẫn đang tiếp diễn, đạt khoảng 77 triệu con tới cuối năm 2017. Một số mô hình vịt biển ở ĐBSCL và ven biển phía Bắc đang phát triển rất mạnh, trọng lượng 2,4-2,6 kg/con với chi phí thấp, chất lượng tốt, thị trường tiêu thụ rất rộng.
Điểm sáng thứ năm có thể kỳ vọng vào sự bứt phá mới của ngành chăn nuôi, đó là làn sóng đầu tư vào lĩnh vực giết mổ – chế biến vốn là điểm yếu “tử huyệt” của ngành chăn nuôi lâu nay hiện đang được đánh thức. Bắt đầu từ tháng 8/2017, rất nhiều DN lớn đã đăng ký với Bộ NN-PTNT và Chính phủ để triển khai đầu tư vào một thế trận mà ngành chăn nuôi lâu nay bỏ trống, đó là xây dựng các NM giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi.
Trong đó nổi lên nhiều tên tuổi đã có kế hoạch đầu tư cụ thể như Tập đoàn Masan (đã khởi công NM chế biến thịt lợn ngày 4/2/2018 tại Hà Nam), Tập đoàn Dabaco, Tập đoàn Hòa Phát… với quy mô đầu tư rất lớn, cỡ trăm tỉ đổ lên chứ không bé kiểu một vài chục tỉ như trước đây. Bản thân các DN đang tham gia chế biến giết mổ cũng đang khẩn trương nâng cấp, tiêu biểu như một số DN chế biến thịt lợn sữa XK tại Nam Định ngay đầu năm 2018 đã quyết định đầu tư nâng cấp công nghệ và quy mô chế biến rất hiện đại theo công nghệ Hàn Quốc. Ngoài ra, nhiều DN đã và đang đẩy mạnh đầu tư, hiện đại hóa về chế biến sản phẩm chăn nuôi như Cty De Heus, Ba Huân…
Điểm sáng thứ sáu, đó là tinh thần “biến khó khăn thành thời cơ và lợi thế” trong ngành chăn nuôi đang được hiện thực hóa rất cụ thể trong năm 2017. Nếu như trước đây, các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc khó khăn về điều kiện KT-XH và giao thông thì nay lại đang trở thành một lợi thế khi các trục đường cao tốc, nhất là cao tốc Hà Nội – Lào Cai đi vào hoạt động. Các tỉnh trung du miền núi phía Bắc cũng trở thành vùng chăn nuôi vô cùng có lợi thế khi nằm giáp thị trường Trung Quốc khổng lồ, đồng thời có điều kiện cách li, an toàn dịch bệnh hết sức lí tưởng…
Sự chuyển biến này đã bắt đầu bùng nổ trong năm 2017, khi hàng loạt “ông lớn” trong ngành chăn nuôi đã đặt chân lên các tỉnh biên giới phía Bắc để đầu tư vào ngành bò sữa tại các tỉnh tưởng chừng như khó khăn nhất cả nước như Lai Châu, Sơn La, Hà Giang…, hình thành các chuỗi SX cực kỳ lớn.
(Ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi)
- ngành chăn nuôi việt nam li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất