Từ nông dân vắt sữa bò trở thành ông chủ đế chế tỷ đô
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Từ nông dân vắt sữa bò trở thành ông chủ đế chế tỷ đô

    Frank VanderSloot có một hành trình vất vả, chông gai trước khi sở hữu một đế chế 2 tỷ USD.

     

    Theo Forbes, trước khi trở thành một trong những chủ đất giàu nhất tại Mỹ, sở hữu công ty sản xuất có doanh thu mỗi năm gần 2 tỷ USD, Frank VanderSloot trải qua tuổi thơ vất vả với nghề nông cùng gia đình trên một trang trại hơn 30ha tại thị trấn Colocalla, bang Idaho, Mỹ, cách biên giới với Canada hơn 100km.

     

    “Nếm mật nằm gai” quyết đổi đời

     

    Cha VanderSloot là công nhân đường sắt, người đã bỏ học từ năm lớp 3, đi làm xa cả tuần, để lại cả gia đình lao động duy trì trang trại. Ở tuổi 12, VanderSloot phụ trách công việc hàng ngày trên trang trại như vắt sữa bò; cho ngựa, cừu, dê và gà ăn; bổ củi để nhóm lò sưởi và nấu ăn.

    Từ nông dân vắt sữa bò trở thành ông chủ đế chế tỷ đô

    Ông Frank VanderSloot

     

    Đó cũng là khi cha ông nhận thấy rằng con trai mình phải được học đại học để không có cuộc đời khổ sở như ông. Nhưng vì gia đình không có tiền nên VanderSloot phải tự tiết kiệm tiền để đi học.

     

    VanderSloot bắt đầu làm công việc tách kem từ sữa bò 2 lần một ngày và được phép bán số sữa thừa mà gia đình không dùng tới để kiếm 2,5 USD mỗi tuần. Ông cũng bắt đầu làm việc cho những trang trại lân cận với các việc như xây hàng rào, đắp cỏ, vận hành máy kéo… Ngay từ đầu, ông đã xác định mục tiêu là khoản tiết kiệm để dành đi học đại học.

     

    Tới khi tốt nghiệp trung học, ông đã tiết kiệm đủ tiền để trang trải 5 kỳ học phí tại trường đại học Brigham Young tại thành phố Provo, bang Utah.

     

    “Tuy nhiên, tôi đã không tính tới chi phí cho sách vở hay ăn ở cho tới khi đến học”, VanderSloot nhớ lại.

     

    Vì vậy, ông đã tới Provo vài ngày trước khi bắt đầu năm học để kiếm việc làm. Ông bắt đầu công việc rửa máy giặt 3 lần mỗi ngày tại một cửa tiệm giặt là và nhận 50 USD/tháng, hơn nữa còn được ở miễn phí trong căn phòng nhỏ tối tăm và nóng nực đằng sau máy sấy.

     

    “Với điều kiện tài chính của tôi lúc ấy thì cửa tiệm giặt là đó là chỗ ở tuyệt vời”, ông nhớ lại.

     

    Năm 19 tuổi, ông quyết định rời trường để thực hiện chuyến đi truyền giáo kéo dài 2,5 năm tại Hà Lan.

     

    “Cha tôi đã rất thất vọng với quyết định này bởi cho rằng tôi sẽ không bao giờ quay lại được trường đại học”, VanderSloot kể.

     

    Vì vậy, VanderSloot hứa sẽ giữ lại số tiền đủ cho một kỳ học phí để có thể quay lại trường và lên đường. Tại Hà Lan, ông bắt đầu học tiếng và tìm được một cố vấn cho mình. Câu chuyện lập nghiệp từ hai bàn tay trắng của vị cố vấn này đã tạo cảm hứng mạnh mẽ đối với VanderSloot, thôi thúc ông theo đuổi nghiệp kinh doanh.

     

    Giá trị của lao động không ngừng nghỉ

     

    Trở về Mỹ sau chuyến đi, VanderSloot theo ghi danh vào trường Ricks College (giờ là trường đại học Brigham Young – Idaho). Tại đây, ông được miễn phí ăn ở và tiền học, đổi lại ông dạy tiếng Hà Lan cho các nhà truyền giáo tương lai.

     

    Sau khi tốt nghiệp bằng liên kết trường Ricks ngành kinh doanh, VanderSloot quay lại trường Brigham Young để lấy bằng cử nhân. Ông làm nhiều việc để có tiền trang trải cuộc sống. Vào năm học thứ 2, VanderSloot bắt đầu phân phối thịt bò khô và đậu phộng cho các quán bar.

     

    Năm 1972, ông nhận tấm bằng cử nhân ngành marketing, trở thành người đầu tiên trong gia đình có bằng đại học. Không cần phải vay nợ để đi học, ông gọi đây là một trong những “thành quả đáng tự hào nhất của mình”.

     

    Sau vài năm làm việc cho các công ty, năm 1985, VanderSloot thành lập công ty Melaleuca, hiện sản xuất hơn 450 sản phẩm từ vitamin cho tới nước tẩy rửa thân thiện với môi trường.

     

    Melaleuca bán trực tiếp sản phẩm hơn hơn 1,8 triệu khách hàng mỗi tháng qua các kênh trực tuyến. Năm ngoái, doanh thu của công ty đạt 1,75 tỷ USD, đưa VanderSloot vào danh sách 400 tỷ phú giàu nhất tại Mỹ của Forbes (Forbes 400) với tài sản 2,7 tỷ USD.

     

    Nhờ có VanderSloot, trang trại hơn 30 hecta của gia đình ông đã mở rộng thành cơ ngơi hàng chục nghìn hecta. Giờ đây, không còn phải vắt sữa bò hay tách kem từ sữa nữa, VanderSloot điều hành “Học viện của Ông” với chương trình chăn nuôi kéo dài 6 tuần dành cho 48 người cháu của mình. Chương trình được thiết kế để dạy cho họ những điều mà ông đã học được sau gần 6 thập kỷ: Giá trị của việc lao động chăm chỉ.

     

    Nguồn: VnExpress

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.