Mặc dù nuôi đàn trâu, bò, ngựa lên đến 11 con, nhưng ông Quàng Văn Tý, trưởng bản Đông Tấu, xã Chiềng Đông (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) vẫn được chấm là hộ nghèo trong bản.
Qua trao đổi, ông Tý cho biết: Nhà ông nuôi trâu, bò sinh sản đã gần 10 năm nay. Đàn trâu, bò nhà ông mỗi năm một nhiều hơn. Năm 2017, ông Tý bán 3 con trâu, thu gần 60 triệu đồng.
Hiện nay, gia đình ông có 5 con bò, 4 con trâu và 2 con ngựa. Gia đình ông thuộc diện hộ nghèo từ năm 2016 đến nay. Ngoài thu nhập từ bán trâu, bò, ông Tý còn có thu nhập từ ruộng, nương. Nhà ông có 1.500m2 ruộng cấy 2 vụ lúa và khoảng 7.000 m2 nương trồng ngô, sắn.
Nhà ông Tý hiện có 5 con bò, 4 con trâu, 2 con ngựa
“Từ khi xếp loại hộ nghèo theo đa chiều (năm 2016) bằng cách tính điểm, gia đình tôi đã trở thành hộ nghèo của bản. Trước đó, gia đình tôi không phải là hộ nghèo…” – ông Tý cho hay.
Ngày 28.6.2016, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 17/2017/BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 từ 120 điểm trở xuống hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên.
“Hàng năm, xã Chiềng Đông thành lập tổ công tác tiến hành rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các bản trong xã, theo thông tư hướng dẫn của Bộ lao động thương binh và xã hội. Gia đình tôi chỉ đạt tổng điểm B1- chỉ tiêu ước tính thu nhập của hộ, là 110 điểm. Như vậy, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo vì dưới 120 điểm…” – ông Tý nhấn mạnh.
Nhiều người dân bản Đông Tấu thắc mắc, nhà ông trưởng bản có nhiều trâu, bò, ngựa mà vẫn được xét là hộ nghèo ?
Ngôi nhà của ông Tý rộng chừng 80 m2
Ông Hoàng Văn Ban, dân bản Đông Tấu bức xúc: “Ông trưởng bản có nhiều trâu, bò như vậy mà lại là hộ nghèo. Trong khi đó, nhà tôi chỉ có 1 con trâu, 1 con bò, đất sản xuất cũng chỉ có 950m2, với 6 nhân khẩu… mà không được công nhận là hộ nghèo… ”.
Lý giải vì sao nhà ông có nhiều trâu, bò mà vẫn thuộc diện hộ nghèo, ông Tý cho hay: “Theo thang điểm ghi trong Phụ lục 3b.2 (kèm theo Thông tư số 17) phiếu rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn thuộc trung du và miền núi phía Bắc, hộ có từ 2 con trâu/bò/ngựa trở lên cũng chỉ được tính 25 điểm giống như hộ có 100 con hay 1.000 con trâu, bò, ngựa. Nhà tôi có 7 nhân khẩu nên được tính 0 điểm…”.
Trong cách tính điểm theo phụ lục 3b.2, ở mục chăn nuôi, ghi rõ: Hộ có 1 con trâu/bò/ngựa thì được tính 15 điểm. Hộ có từ 2 con trâu/bò/ngựa trở lên được tính 25 điểm. Tuy nhiên, nhà ông Tý có tới 5 con bò, 4 con trâu và 2 con ngựa mà cũng chỉ được chấm có 25 điểm ?
Đàn bò nhà ông Tý con nào cũng béo khỏe nhờ được chăm sóc tốt
Chị Hoàng Thị Thu – Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Đông, cho biết: “Hàng năm, vào khoảng tháng 9, xã tổ chức rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các bản. Căn cứ vào tổng điểm trong phiếu rà soát các chỉ tiêu của gia đình ông Tý, do điều tra viên của xã thực hiện, thì gia đình ông Tý thuộc diện hộ nghèo, vì dưới 120 điểm.
Nhóm PV Tây Bắc
Nguồn: Báo Dân Việt
“Tôi không trực tiếp đi rà soát, chấm điểm mà chỉ nghe tổ công tác tổng hợp báo cáo nên không thể biết được điều kiện, hoàn cảnh nhà ông Tý thế nào. Tại thời điểm điều tra, gia đình ông Tý có bao nhiêu con trâu, bò hay có bao nhiêu nhân khẩu, điều kiện sống thế nào thì chỉ có điều tra viên mới nắm được…” – chị Thu bảo vậy.
Trong bản danh sách hộ nghèo năm 2017 của xã Chiềng Đông có tên hộ ông Quàng Văn Tý, trưởng bản Đông Tấu.
- hộ nghèo li>
- Sơn La li>
- Trưởng bản li>
- rà soát hộ nghèo li>
- hộ nghèo ở Đông Tấu li>
- Chiềng Đông li>
- ông Quàng Văn Tý li>
- đàn trâu li>
- nuôi đàn trâu bò li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất