Với những quyết định táo bạo không giống ai, nhiều người trong vùng bảo ông là “kẻ điên”. Rồi tất cả ngỡ ngàng, thán phục làm theo ông để thay đổi cuộc đời. Đỉnh cao của sự “điên” là mô hình nuôi gà trên cát mỗi năm doanh thu hơn 7 tỷ đồng, trừ mọi chi phí còn lãi hơn 500 triệu đồng đã mở ra hướng chăn nuôi gia cầm hiệu quả bền vững cho những người dân thôn quê. Ông là Hoàng Công Điền, thôn Đồng Mỹ (xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình).
Ông Điền kiểm tra sức khỏe và quá trình sinh trưởng của đàn gà.
Một thời lênh đênh
Lênh đênh là cụm từ được ông Điền nói nhiều khi nhớ về quá khứ. Năm 1991, quyết định đầu đời của ông Điền là rời quê hương, xa bố mẹ già đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Vân Đồn (Quảng Ninh). Lý do ông đi phần vì kinh tế gia đình quá khó khăn, ruộng ít, thiếu việc làm, phần vì hoài bão chinh phục thử thách, nuôi hy vọng làm giàu.
15 năm gắn bó mảnh đất mới, chuyên tâm cấy 1,5 mẫu lúa, trồng 2ha vải thiều trên đồi và đi biển khai thác hải sản, xuôi ngược buôn bán lợn giống, gà thịt. Khi cái ăn, cái cái mặc không còn phải lo thì ông lại quyết định trở về quê nghèo với vỏn vẹn 50 triệu đồng trong tay và 2 tấn thóc.
Một lần nữa, người thân và bà con trong xã bảo ông đúng là điên. Nhưng điên hơn là khi ông mua 280m2 đất làm nhà nhưng lại quyết định đi đưa vợ con đi thuê nhà để ở, dành phần đất ấy làm chuồng nuôi gà.
Thật may mắn, lứa gà đầu tiên xuất chuồng với 2.000 con đã mang về khoản tiền 90 triệu đồng, trừ mọi chi phí còn lãi hơn 40 triệu đồng. Những lứa tiếp theo tiếp tục thành công, chỉ sau 1 năm rưỡi, ông có trong tay 200 triệu đồng. Nhận thấy lợi nhuận từ việc nuôi gà cao nên ông ấp ủ xây dựng trang trại, mở rộng quy mô chăn nuôi và chọn con gà làm bến đỗ cuối cùng để làm giàu.
Mô hình nuôi gà trên cát ra đời
Từ thực tiễn hơn 1 năm nuôi gà, ông thấy đàn gà nuôi ở lán có cây xanh thường yếu và hay bị bệnh, trong khi đó đàn gà nuôi ở lán không có cây xanh, nền sân chỉ có cát lại mạnh khỏe, nhanh lớn, ít bị bệnh.
Quan sát kỹ hơn, ông phát hiện con gà có thói quen bới đất tìm mồi, chúng hay vùng ổ tắm cát để làm mát và vệ sinh cơ thể. Đây chính là mấu chốt khiến con gà sống trong môi trường đất cát khỏe và hạn chế dịch bệnh. Tìm ra được cách làm mới, ông Điền yên tâm hơn và càng quyết tâm mở trang trại nuôi gà.
Tháng 6/2008, sau khi được chính quyền địa phương cho thuê 1,1ha đất bãi ven đê sông Luộc, ông bắt tay vào quy hoạch, mua 4.000m3 cát cải tạo mặt bằng, đồng thời viết dự án nuôi gà.
Thời điểm đó, ông là người nông dân đầu tiên ở huyện Quỳnh Phụ có dự án về chăn nuôi gia cầm nên được cấp ủy, chính quyền từ huyện tới cơ sở rất ủng hộ. Do vốn ít, năm đầu tiên ông chỉ xây được 2 dãy lán nuôi 4.000 con gà.
Ông Điền lắp hệ thống nước uống tự động nhằm bảo đảm vệ sinh cho gà.
Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, 3 năm sau, mỗi năm ông xây thêm được 1 lán nâng tổng số lán chăn nuôi lên con số 5, công suất nuôi 10.000 con/lứa. Đầu tư cả bạc tỷ vào xây dựng chuồng trại, nhưng đến năm thứ 5, nhận thấy những bất cập của chuồng nuôi, ông lại phá bỏ, cải tạo lại toàn bộ.
Ông Điền cho biết: Ban đầu tôi làm lán có chiều dài 65m, rộng 3,5 mét, sân chơi cho gà rộng 8m. Hạn chế của mô hình sân và chuồng nuôi này là lượng gà nuôi thả ít, tốc độ lưu thông không khí trong chuồng quá mạnh, thiếu diện tích cho gà vận động trong chuồng khi thời tiết nắng nóng hoặc mưa gió. Nếu làm lán có độ rộng bằng độ rộng của sân thì có đủ diện tích cho gà chơi và ở, không khí lưu thông trong chuồng cũng tốt hơn tạo môi trường thuận lợi cho gà phát triển.
Ông Điền sử dụng trấu trộn với men vi sinh làm chất độn chuồng xử lý môi trường trong chuồng nuôi.
Đến nay, ông Điền đã hoàn thiện 5 lán chăn nuôi với 60 ô chuồng, tổng diện tích 2.600m2, mỗi năm nuôi 3 lứa được 80.000 con gà. Để tránh gà bị dịch bệnh và phát triển tốt, màu sắc gà đẹp, ông Điền sử dụng trấu trộn với chế phẩm sinh học (men vi sinh EM) làm chất độn chuồng; lớp cát trên sân chơi cho gà cũng được xử lý bằng vôi bột kết hợp men vi sinh EM.
Không chỉ có vậy, ngoài thực hiện tiêm đủ các mũi vắc xin phòng bệnh cho gà, ông thường xuyên kiểm tra đàn gà; khi có thông tin về dịch bệnh dù ở trong hay ngoài nước và có nghi ngờ gà bị bệnh, ông liền lấy mẫu mang lên Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương (Cục Thú y) để xét nghiệm phân tích sớm tìm ra bệnh và làm kháng sinh đồ để điều trị bệnh cho gà kịp thời, hiệu quả.
Thành công của mô hình nuôi gà trên cát của ông Điền bên cạnh áp dụng tốt tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông còn tích cực liên kết với các doanh nghiệp (công ty thức ăn chăn nuôi, công ty thuốc thú y), các nhà khoa học và các trang trại gia cầm lớn trong và ngoài nước nhằm trao đổi thông tin về dịch bệnh, phương pháp xử lý dịch bệnh, thông tin giá cả thị trường và chủ động đầu ra cho sản phẩm của trang trại.
Phan Lợi – Khắc Duẩn
Nguồn: Báo Thái Bình
- nhà chăn nuôi li>
- chăn nuôi gà li>
- đệm lót sinh học li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất