Hướng dẫn cách làm thùng nuôi ong mật (giống nội địa) bằng xi măng
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Hướng dẫn cách làm thùng nuôi ong mật (giống nội địa) bằng xi măng

    Nhận thấy hiện nay nhiều bà con nuôi ong mật giống nội địa (nghiệp dư – để tại nhà) đang gặp khó khăn về thùng nuôi ong. Vì cây gỗ ngày càng khan hiếm, giá quá đắt. Thùng thường để ngoài trời mưa nắng, nên chỉ vài năm là mục nát, mối ăn. Lại nữa gần đây, đến mùa có mật nhãn, những người nuôi ong Ý (ong ngoại) đem về quá nhiều, để khắp nơi. Do số lượng quá lớn, lại đem về cùng một lúc, ong thiếu mật, đã đến cướp phá các đàn ong nội địa. Vì nhỏ con, sức yếu, thùng bị hư mục, hở hang, nên bị ong Ý cướp tan hoàng, nhiều người nuôi ong phải trắng tay về nạn này! Vì thế, tôi muốn đem chút kinh nghiệm của mình chỉ dẫn bà con làm thùng nuôi ong bằng xi măng, vừa rẻ tiền, dễ làm, không hư mục lại chống được nạn ong Ý cướp mật.

     

    Thùng nuôi ong mật (giống nội địa) bằng xi măng

     

    I. Vật liệu gồm có: Xi măng + cát và một ít mảnh ván 1cm x 3cm

     

    Cách làm: Trước hết ta lấy các mảnh gỗ đóng thành nhiều khung để đúc các tấm xi măng ráp thùng.

     

    1) Khung thứ nhất: (để ráp 2 miếng thành thùng) khung hình thang; có kích thước bên trong 43cm x 26cm x 25cm.

     

    2) Khung thứ hai: (Để ráp mặt sau) khung hình chữ nhật có cạnh 30cm x 26cm.

     

    3) Khung thứ 3: (Để ráp mặt trước) khung hình chữ nhật có cạnh 30cm x 25cm (Đúc xong cắt ở góc 1 ô chữ nhật để làm cửa ong ra vào)

     

    4) Khung thứ 4: (Để ráp đáy) hình chữ nhật có kích thước 46cm x 31cm.

     

    5) Khung thứ 5: (Để làm nắp) hình chữ nhật có kích thước 48cm x 33cm

     

    6) Khung thứ 6: Làm thanh lợi có kích thước 27cm x 1,5cm.

     

    II. Đúc các tấm xi măng

     

    Trộn xi măng và cát theo tỉ lệ 1 xi măng + 2 cát, trộn đều, phả cho thật bằng mặt, để nhiều ngày cho khô cứng mới ráp (trước khi ráp thùng phải gắn 2 miệng lợi vàovà các tấm sau, trước).

     

    III. Các ráp lại thành thùng

     

    Lấy gỗ ghép một cái hộp hình chữ nhật (hoặc cưa khúc cây hay ráp các cục gạch) có kích thước 29cm x 20cm x 15cm.

     

    Đặt hộp này trên tấm đáy thùng chiều dài nằm theo chiều ngang tấm đáy, chiều cao 20cm và rộng là 15cm, dựng 2 tấm thành trền tấm đáy, và dựa vào hộp này. Tiếp theo dựng 2 tấm trước và sau, cũng để trên mặt đáy và dựa vào đầu 2 tấm thành, lấy một dây cao su đã được cột thành khoanh tròn quàng qua 4 tấm này. Sau khi chỉnh sửa ngay ngắn lấy hồ xi măng đã trộn sẵn tỉ lệ 1 xi măng + 1 cát, dùng cọ quét hồ vào đáy và 4 góc. Khi thấy đã vững, lấy hộp ra và quét lại cho trơn láng. Thế là xong.

     

    Cách làm chân thùng ong:

     

    Chân thùng ong cũng làm bằng xi măng, để khỏi hư mục ngã đổ.

     

    Cách làm như sau:

     

    Cũng lấy xi măng trộn cát tỷ lệ 1 xi măng + 2 cát đúc nhiều khối như hình viên gạch ống nhỏ và các khúc vuông khác có cạnh 1dm và dài 4dm để làm trụ.

     

    Lấy 3 viên gạch đặt châu đầu vào nhau, đổ hồ vào giữa, dựng trụ lên, tô thêm vào chân trụ. Vì 3 ngày sau xi măng cứng, ta lấy 3 viên nhỏ khác cũng đặt châu đầu như vậy, đổ xi măng vào giữa dựng nguyên trụ có gắn 3 viên nhỏ hôm trước và tô thêm xi măng ở chân trụ.

     

    Như thế từ nay ta đã có thùng và chân xi măng dùng mãi mãi khỏi lo tốn tiền mua sắm.

     

    Một điều lợi quan trọng nữa là thùng xi măng có thể chống lại nạn ong Ý cướp mật bằng cách: Khi có ong Ý về, ta cắt một miếng cacton (thùng giấy) đặt trên nắp thùng rồi mới đậy nắp lại để được kín. Cửa ong ra vào ta dùng đất dẻo bịt kín rồi dùng chiếc đũa dùi vài ba lổ nhỏ, ong ta ra vào được còn ong Ý lớn con không ra vào được.

     

    Nguồn: Farmvina

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.