Lão nông nuôi vịt đòi UBND xã bồi thường gần 1 tỷ đồng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Lão nông nuôi vịt đòi UBND xã bồi thường gần 1 tỷ đồng

    Ông Lê Văn Hương (trú thôn Linh An, xã Triệu Trạch, H.Triệu Phong, Quảng Trị) cho hay đang chờ “hồi âm”cụ thể từ UBND xã Triệu Trạch khi đã gửi văn bản (ngày 20–9–2018)  yêu cầu bồi thường thiệt hại kinh tế hơn 977 triệu đồng liên quan đến việc dừng hoạt động trang trại chăn nuôi vịt của gia đình. Vụ đòi bồi thường trở thành chuyện lạ khiến dư luận làng quê xôn xao.

    Lão nông nuôi vịt đòi UBND xã bồi thường gần 1 tỷ đồng

    Ông Lê Văn Hương

     

    Rối bời di dời

     

    Theo ông Hương, vào năm 2000, gia đình ông mở trang trại chăn nuôi 1.000 con vịt sinh sản, ấp trứng và xuất bán vịt giống thương phẩm; 3 máy ấp trứng, mỗi ngày cung cấp 800 con vịt thương phẩm; quy mô diện tích 1.500m2, nằm trong khuôn viên thửa đất gia đình đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giáp với vùng rú hoang của thôn Linh An. Quá trình hoạt động, mô hình chăn nuôi của gia đình ông đã nhận được nhiều hỗ trợ từ UBND xã, cụ thể năm 2012 nhận 3 triệu đồng hỗ trợ cải tiến máng ăn; năm 2013 là 10 triệu đồng hỗ trợ múc hồ cho vịt uống và tắm; năm 2015 UBND H.Triệu Phong hỗ trợ 30 triệu đồng để mua thêm 1 máy ấp đa năng và cấp giấy chứng nhận trang trại. Làm tại trang trại, ngoài vợ chồng ông Hương còn có vợ chồng anh Lê Văn Đầu (con trai). Anh Đầu vốn tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế (năm 2011), sau một thời gian dạy hợp đồng ở miền Nam đã về quê cùng cha làm trang trại. Vợ anh Đầu cũng tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, do việc dạy hợp đồng không ổn định nên cũng nối gót chồng tập trung cho trang trại. Khách hàng của gia đình không chỉ Quảng Trị mà còn có Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. Việc làm ăn thuận lợi, sau khi trừ các khoản đầu tư, lợi nhuận mỗi tháng trên 100 triệu đồng. Sự vươn lên làm giàu trên vùng cát bạc màu của gia đình ông Hương là điển hình, được nhiều người ngợi khen.

     

    Vào cuối tháng 11– 2015, hai tháng được UBND H.Triệu Phong cấp chứng nhận đạt tiêu chí kinh tế trang trại, thì chính quyền xã nhận được đơn của người dân về phản ánh gây ô nhiễm mùi hôi từ trang trại nuôi vịt. Theo ông Hương, ngày 25–11–2015, đoàn kiểm tra liên ngành của xã đã tiến hành kiểm tra, sau lần kiểm tra đầu tiên, xã liên tục kiểm tra đột xuất nhưng không phát hiện mùi hôi và ô nhiễm môi trường nên không lập biên bản. Tháng 3-2017, gia đình ông Hương mượn đất trồng tràm của 3 gia đình ở thôn Linh An để ban ngày ví vịt ra, tối lại lùa về trại trong vườn nhà. Tuy nhiên, việc làm này của gia đình ông Hương bị cho là trái luật. Tháng 4 – 2017, UBND xã có yêu cầu gia đình ông di dời trại vịt và đề xuất vị trí gần trại lợn của ông Hưởng. Gia đình ông Hương không đồng ý vì quá gần, sợ dịch bệnh. Tháng 3–2018, UBND xã Triệu Trạch chính thức có công văn buộc gia đình ông Hương di dời trại vịt khỏi khu dân cư, nếu không sẽ bị xử lý theo pháp luật. Do không tìm được vị trí di dời, đầu tháng 4–2018, gia đình ông Hương đành bán toàn bộ đàn vịt đẻ. Theo ông Hương, việc UBND xã Triệu Trạch buộc gia đình phải di dời trang trại mặc dù biết rõ gia đình không có vị trí đất để di chuyển, tìm mọi cách gây khó khăn như thường xuyên kiểm tra… và ban hành các văn bản trái pháp luật, những nguyên nhân này buộc gia đình phải dừng hoạt động chăn nuôi, thiệt hại nặng nề. Trên cơ sở tính toán thiệt hại từ ngày 7–4 đến 7–9–2018, gia đình ông Hương yêu cầu UBND xã bồi thường tổng cộng 977 triệu đồng (làm chẵn).

    Dừng hoạt động trang trại vịt, 4 lao động chính nhà ông Hương vẫn loay hoay tìm sinh kế.

    Dừng hoạt động trang trại vịt, 4 lao động chính nhà ông Hương vẫn loay hoay tìm sinh kế.

     

    Chính quyền nói gì?

     

    Trao đổi với chúng tôi liên quan vấn đề trang trại ông Hương, cả Bí thư Đảng ủy xã Lê Đình Liêm và Phó Chủ tịch UBND xã Lê Hoài trực tiếp cung cấp thông tin. Cụ thể, lãnh đạo xã xác nhận vào ngày 25–11– 2015 đã thành lập tổ công tác kiểm tra vị trí nuôi vịt của gia đình ông Hương sau khi nhận được đơn phản ánh của người dân. Đến ngày 18-12 cùng năm, xã tổ chức buổi làm việc gồm nhiều thành phần, trong đó có hộ ông Hương và hộ dân gửi đơn phản ánh. Tại buổi làm việc này, UBND xã kết luận ông Hương tiếp tục chăn nuôi thì lập kế hoạch di chuyển đàn vịt khỏi khu dân cư và chọn vị trí mới để trình xin ý kiến ở Ban điều hành thôn đồng thuận với thời hạn là 2 năm. Trong thời gian chuẩn bị, hộ ông Hương phải cam kết xử lý ổn môi trường mùi hôi và tiếng ồn. Đến tháng 3–2017, UBND xã nhận được ý kiến phản hồi của nhân dân việc hộ ông Hương đưa vịt ra vùng mồ mả và đất trồng tràm, tự ý chiếm dụng đất mà không qua thôn, xã. UBND xã làm việc và yêu cầu ông Hương thu dọn cọc bê-tông, hàng rào thép và không được nuôi vịt trên phạm vi đất đó. Tháng 4–2017, UBND xã trực tiếp dẫn ông Hương và người nhà đến vị trí trang trại chăn nuôi của ông Hưởng để chỉ địa điểm cho ông làm trang trại nuôi vịt vì ông Hương nằm cùng nhóm trong mô hình Koica của ông Hưởng. Nhưng ông Hương không đồng ý, lo ngại dễ bị dịch bệnh. Sau đó, cử tri tiếp tục có ý kiến di dời trại vịt ra khỏi khu dân cư. Đến tháng 3–2018, xã có văn bản buộc ông Hương phải di dời trang trại.

    Lãnh đạo xã Triệu Trạch trả lời các thông tin liên quan đến vụ việc.

     

    Ngày 27- 7–2018, cuộc họp giải quyết đơn kiến nghị của ông Hương được tổ chức tại trụ sở UBND xã Triệu Trạch theo chỉ đạo của UBND H.Triệu Phong. Thành phần có Phòng TN – MT, Thanh tra Huyện, lãnh đạo xã và gia đình ông Hương. Cuộc họp đi đến thống nhất đề nghị hộ ông Hương lập hồ sơ xin chủ trương của UBND tỉnh để xin thuê đất di dời trang trại. Vì sao xin đất di dời trang trại vịt lại phải lên tới cấp tỉnh, liệu có quá khó khăn cho người dân? Trả lời vấn đề này, lãnh đạo xã cho hay xã Triệu Trạch nằm trong quy hoạch Khu Kinh tế Đông Nam, đồng thời phần lớn là đất rừng phòng hộ nên vượt thẩm quyền của xã giải quyết.

     

    Tuy nhiên, quy trình xử lý của UBND xã Triệu Trạch đối với đề nghị và buộc di dời trang trại của ông Hương đã “chuẩn” chưa cũng cần xem xét đúng theo căn cứ, theo quy định, trong đó có việc xác định mức độ ô nhiễm như thế nào; mấy lần xử phạt hành chính về vi phạm môi trường? Liên quan đến văn bản yêu cầu bồi thường gần 1 tỷ đồng, ngày 22-10, Bí thư Đảng ủy xã cho hay vẫn chưa phản hồi cụ thể do Chủ tịch UBND xã bị tai nạn, điều trị ở viện nhiều ngày qua.

     

    BẢO HÀ

    Nguồn: Công An Nhân Dân

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.