[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 9 và 10/1/2019, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Đức Hạnh Marphavet đã tổ chức thành công Hội nghị ra mắt sản phẩm mới và Lễ khánh thành 3 dây chuyền sản xuất thuốc Beta – Lactam theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO/GMP tại trụ sở của Tập đoàn (Trung Thành – Phổ Yên – Thái Nguyên).
Hội nghị ra mắt sản phẩm và Lễ khánh thành đã diễn ra thành công tốt đẹp
Hội nghị đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự góp mặt của hơn 2.500 quý khách hàng đến từ các tỉnh khu vực phía Bắc là Nhà phân Phối cấp I, đại lý, các chủ trang trại, gia trại.
2500 quý khách hàng đã tới tham dự Hội nghị và buổi Lễ
Năm 2011, Marphavet đầu tư 150 tỷ đồng xây dựng nhà máy thuốc đạt tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới WHO/GMP. Năm 2013, Marphavet tiếp tục đầu tư 100 tỷ đồng xây dựng xưởng Chế phẩm sinh học. Năm 2015 đầu tư nhà máy vắc xin 350 tỷ đồng. Năm 2016-2017 mua 5 nhà máy thức ăn chăn nuôi 800 tỷ đồng. Đến nay, năm 2018 Marphavet tiếp tục xây dựng và hoàn thành xưởng vắc xin Lở mồm long móng 150 tỷ đồng và 3 dây chuyền sản xuất thuốc Beta-Lactam đạt tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới WHO/GMP 300 tỷ đồng.
Tham dự hội nghị, quý khách có dịp hàng tham quan 6 dây chuyền sản xuất mới BETA LACTAM và NON BETA LACTAM đạt tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới WHO/GMP, thăm nhà máy sản xuất vắc xin vi khuẩn, vi rút, vắc xin tế bào và xưởng sản xuất vắc xin Lở mồm Long móng.
TS. Phạm Văn Sơn – Phó Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Marphavet
Tại hội nghị, TS. Phạm Văn Sơn – Phó Tổng Giám đốc điều hành cho biết, sẽ dốc hết tâm huyết, năng lực cùng Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo Tập đoàn, cùng toàn thể CBNV, đối tác, Nhà phân phối, đại lý và hệ thống khách hàng thân thiết đưa Tập đoàn có bước chuyển mình và phát triển đột phá, xứng tầm doanh nghiệp Việt Nam với sứ mệnh làm tăng thu nhập và tăng chất lượng cuộc sống cho người chăn nuôi, tăng lợi nhuận, giá trị và nâng tầm cho các đại Lý, NPP, đẩy lùi hàng nhập ngoại, ngăn cản dòng tiền chảy ra nước ngoài, góp phần vào tăng trưởng GDP cho đất nước.
Về chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ khách hàng và kênh phân phối, bên cạnh những sản phẩm truyền thống mà MARPHAVET khẳng định được tên tuổi; bằng những nỗ lực, sáng tạo và kinh nghiệm trong nghiên cứu, các chuyên gia Tập đoàn đã bào chế ra các dược phẩm mới với hệ công dụng đột phá toàn diện, một mũi tên trúng nhiều đích, một loại thuốc đồng thời chữa được 3 nhóm bệnh: “Hô hấp, Tiêu hóa, Ký sinh trùng”. Ngoài những vắc xin truyền thống như Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Lasota, Gumboro, Newcastle, viêm gan vịt, dịch tả vịt…Marphavet đã cho ra thị trường một số loại hiện đại như: vắc xin tai xanh, vắc xin viêm phổi đa giá, tiêu chảy đa giá 2ESAL… Thời gian tới, Marphavet sẽ tiếp tục cho ra những vắc xin có ý nghĩa chiến lược như: vắc xin Lở mồm long móng nhị giá chứa 2 chủng O, A, vắc xin Marek, PED, CIRCO, Viêm phổi phức hợp đa giá chứa 10 loại kháng nguyên….
Ông Lưu Đình Tiến – Giám đốc kinh doanh Tập đoàn – Giám đốc Công ty Marphavet
Cũng trong hội nghị, ông Lưu Đình Tiến – Giám đốc kinh doanh Tập đoàn – Giám đốc Công ty Marphavet cho biết, hiện nay Tập đoàn đã xây dựng và hoàn thành 3 dây chuyền sản xuất thuốc mới BETA-LACTAM đang đi vào hoạt động và cho ra mắt nhóm sản phẩm chiến lược MARFARM – Là sản phẩm cao cấp của Marphavet chuyên dùng cho trang trại. Việc hoàn thành 3 dây chuyền sản xuất thuốc sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu hàng hóa của Khách hàng trong thời gian tới.
Chủ tịch Hội đồng quản trị – Tổng giám đốc – TS Trần Đức Hạnh chia sẻ thông tin chăn nuôi hữu ích cùng Quý Khách hàng
Đặc biệt hơn nữa tại hội nghị, quý Khách hàng được trực tiếp giao lưu cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị – Tổng giám đốc – TS Trần Đức Hạnh. TS Trần Đức Hạnh chia sẻ những thông tin bổ ích về tình hình dịch bệnh Lở mồm long móng, cách phòng và điều trị bệnh trên vật nuôi, nhóm sản phẩm cao cấp Marfarm mang tầm chiến lược: Sản phẩm 6B (Trị 6 bệnh ghép chính trên gia cầm; 8B (Trị 8 bệnh ghép chính trên gia cầm); 9B (Thuốc bột đầu tiên chữa hen ghép đầu đen, ghép viêm ruột, trị 9 bệnh ghép chính trên gia cầm; 12B (Trị 12 bệnh chính trên heo); Cefa 20%; Flu-Fenicol LA; Cafein-Gluco; Cefanew-LA; Bactam; Linco-Spex Mix; Flo-doxy Mix; Florcolihen; Methocin-Tri; Sulfa.Tri 5-1; Pirin-C; Tulacin 250…
Trần Tuyên
- thuốc thú y li>
- Tập Đoàn Đức Hạnh Marphavet li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất