[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Biết chúng tôi đến tìm hiểu những mô hình chăn nuôi tổng hợp đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Nguyễn Văn Thành, trưởng trạm Khuyến Nông huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long giới thiệu ngay chuyện làm giàu của bí thư chi đoàn Thanh niên ấp Bình Điền, xã Bình Ninh. Ông Thành kể: “Anh này tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng rất chí thú làm ăn, tính toán rất chặt chẽ, áp dụng triệt để KHKT vào chăn nuôi, nghiên cứu rất bài bản các tư liệu vào diện tích ao nuôi nên rất thành công”.
Anh Nguyễn Minh Điền bên các vèo nuôi ếch
Anh Nguyễn Minh Điền, sinh năm 1992 xuất thân trong một gia đình vốn rất đam mê chăn nuôi thủy sản. Sau khi tốt nghiệp ngành kế toán, Điền lại chuyển hướng sang nuôi cá Rô, cá sặc rằn trên diện tích 2.000m² mặt nước. Trên bờ anh trồng chôm chôm Thái và măng cụt với phương pháp bón phân hữu cơ từ phân dê, bò, gà, vịt, heo nên thương lái rất ưa chuộng. Từ 11 công vườn (mỗi công là 1.000 m²) mỗi năm sau khi trừ hết chi phí, anh Điền có lãi từ 250 đến 300 triệu mỗi năm.
Từ năm 2017, anh bắt đầu phát triển đàn dê chất lượng cao với 2 hướng kinh doanh: sản xuất dê giống và dê thương phẩm. Với vài cặp dê bố mẹ ban đầu, hiện nay anh Điền đã có trong tay 30 cặp dê sinh sản. Từ đó mỗi năm anh xuất bán từ 80 đến 100 con dê thương phẩm, mỗi con có trọng lượng từ 35 đến 45 ký với giá bán từ 90.000 đến 110.000 đồng/kg ( phụ thuộc dê đực hay cái; phụ thuộc giá cả thương trường). Bình quân cứ 3 tháng anh Điền xuất bán khoảng 20 đến 25 con. Thị trường tiêu thụ mạnh nhất là TP Cần Thơ,An Giang, Hậu Giang.
Anh Điền ước tính sau khi trừ hết chi phí đã còn lãi từ 200 đến 250 triệu đồng từ việc nuôi dê bởi chúng rất dễ tính, chi phí thức ăn rất ít tốn kém thường chỉ ăn cỏ sữa và cỏ ống có rất nhiều tại các ao mương bờ liếp ruộng, vườn.
Từ năm 2017, anh Điền bắt đầu hình thành trên 20 vèo (mùng lưới), mỗi vèo có diện tích 30m². Sau đó, anh bắt đầu thả nuôi ếch con. Điều đặc biệt ở người thanh niên này là anh đã lai tạo thành công giống ếch đồng cùng ếch Thái Lan để có được giống ếch rất khỏe mạnh; khả năng chịu đựng bệnh tật rất cao; người nuôi ít bị rủi ro nên thương lái rất ưa chuộng.
Một góc trang trại chăn nuôi của anh Điền
Anh Điền kể thêm: Sau khoảng 45 ngày nuôi là có thể xuất bán ếch con. Thức ăn chủ yếu cho chúng là cám công nghiệp. Ếch đẻ nhiều vào tháng 1 đến tháng 8 mỗi năm, thời gian còn lại số lượng sinh sản chỉ đạt 70 đến 75%. Hiện nay thương lái từ các địa phương như : Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cà Mau…đến mua với giá từ 1.000 đến 1.200 đồng/con; mỗi năm anh Điền bán khoảng 40.000 con ếch giống thu lãi trên 35 triệu đồng . Cạnh đó mỗi năm anh xuất bán từ 40.000 đến 60.000 con ếch thịt với giá từ 34.000 đến 37.000 đồng/kg (mỗi kg có từ 3 đến 4 con), sau khi trừ hết chi phí đầu tư anh còn lãi từ 200 đến 250 triệu đồng tùy thuộc thị trường. Chỉ làm phép tính cộng đơn giản thì mỗi năm anh Nguyễn Minh Điền đã có lãi xấp xỉ 600 triệu đồng từ vườn cây ăn trái, dê và ếch.
Tuy nguồn lãi khá lớn nhưng Anh Điền cũng cảnh báo: nuôi ếch giống lẫn ếch thương phẩm cần chú ý phòng tránh một số bệnh thường gặp như: Chướng hơi, mù mắt, niển cổ rất dễ xảy ra khi nguồn nước nhiễm bẩn.
Anh Điền chia sẻ một số kinh nghiệm: “ Nếu nuôi đúng bài bản thì nguồn lãi mang về rất lớn có khi lên hơn gấp đôi so với số vốn đầu tư. Tuy vậy phải cần nhiều yếu tố quan trọng như : con giống tốt, cho ăn đúng phương pháp, các “ vèo” nuôi phải đảm bảo vệ sinh nguồn nước không bị ô nhiễm. Cạnh đó phải có đầu ra tương đối ổn định không bị dội chợ”.
Ngoài ra hiện nay anh Điền đang thuần dưỡng trên 20.000 con cá sặc rằn đang sắp sinh sản và 15.000 con cá rô sắp thu hoạch ( thương lái đã đến đặt mua với giá 28.000 đồng/ký).
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Điền còn chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho hàng chục đoàn viên, thanh niên trong chi đoàn; sẵn sàng bán “chịu” con giống cho những trường hợp khó khăn. Mô hình đa chăn nuôi của anh đã được nhận bằng khen của UBND tỉnh Vĩnh Long vì đạt thành tích Dân Vận Khéo năm 2017.
Anh Điền bộc bạch: “Tôi đang thử nghiệm phương pháp nuôi ếch, cá rô, cá sặc rằn theo hướng sạch, an toàn tuyệt đối để có thể tiến sâu vào các thị trường khó tính trên thương trường thế giới và đang có những tín hiệu rất lạc quan”.
TRƯƠNG THANH LIÊM
- người chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm ở động vật
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Bảo vệ đàn bò trước hiểm họa từ bệnh viêm phổi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
Tin mới nhất
T4,27/11/2024
- Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm ở động vật
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Bảo vệ đàn bò trước hiểm họa từ bệnh viêm phổi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất