[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong những năm qua, ngành chăn nuôi gà ở nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt. Tại nhiều nơi, nuôi gà đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và trở thành một trong những nghề sản xuất chính. Trong bối cảnh Dịch tả heo châu Phi khiến chăn nuôi heo thiệt hại nặng nề, chưa từng thấy, phải chăng đây là cơ hội để con gà Việt bứt phá nếu giải quyết được vấn đề căn cơ!?
Con gà giữ “đà” tăng trưởng!
Theo Cục chăn nuôi, trong 3 năm (2016, 2017, 2018) đàn gà nước ta tăng trưởng 6,93%, trong đó gà thịt tăng 7,24%, gà đẻ tăng 5,88%. Năm 2018, nước ta có 317 triệu con gà, chiếm 77,5% tổng đàn gia cầm. Trong tổng đàn gà thì gà thịt chiếm 77,6%, còn gà đẻ chiếm 22,4%.
Năm 2018, thịt gia cầm chiếm 19% so với tổng sản lượng thịt các loại đạt 1,1 triệu tấn trong đó, thịt gà tăng trưởng bình quân 6,46%, chiếm 840 ngàn tấn (76,5%), trong đó, gà nuôi công nghiệp tăng trưởng bình quân là cao nhất 8,89%.
Trứng gà có tốc độ tăng trưởng bình quân là 13,3%, trong đó trứng gà công nghiệp tăng 12,53%, trứng gà khác tăng 14,69%. Năm 2018, Việt Nam có trên 11,6 tỷ quả trứng, trứng gà chiếm 60%, trong đó trứng gà công nghiệp chiếm 63,8% tổng trứng gà.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, hiện nay trên cả nước có 1.373 cơ sở nuôi gà giống với tổng số mái ông bà, bố mẹ là 3.985 ngàn con, trong đó, khoảng 123 ngàn con ông bà (chiếm 3,1%) và 3.862 ngàn con bố mẹ (chiếm 96,9%). Các doanh nghiệp FDI nuôi giữ khoảng 1.500 con mái sinh sản (chiếm 37,6% tổng đàn gà giống trong nước), chủ yếu là gà giống bố mẹ nhập khẩu từ nước ngoài.
Nguồn số liệu: Cục Chăn nuôi; Xử lí và Đồ họa: T. Ngân
Thời cơ nâng tầm gà Việt
Theo TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, thời gian tới ngành chăn nuôi gà vẫn tiếp tục phát triển, trong đó các giống gà địa phương và gà lai với phương thức chăn nuôi bán chăn thả, chăn thả vẫn tiếp tục phát huy như là một lợi thế tiềm năng ở nhiều địa phương, nhiều vùng ở nước ta và đáp ứng thói quen tiêu dùng truyền thống các sản phẩm gia cầm tươi, đậm đà. Đây đang là rào cản tự nhiên hạn chế việc nhập khẩu thịt gà công nghiệp đông lạnh…
Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong công tác giống, dinh dưỡng và thú y ngày càng được người chăn nuôi quan tâm và sẽ là đòn bẩy để nâng cao năng suất chăn nuôi gà. Các mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết đang phát triển và sẽ là yếu tố quan trọng để tăng hiệu quả và phát triển ngành bền vững.
Đa số các trang trại nuôi gà công nghiệp lông trắng được nuôi ở các trang trại đầu tư công nghệ cao, áp dụng công nghiệp 4.0 ở nhiều khâu, sản xuất theo chuỗi liên kết khép kín, đảm bảo an toàn dịch bênh, giá thành cạnh tranh, tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu.
Do các lợi thế của chăn nuôi gà như: tạo sản phẩn ngon, bổ, rẻ, mức độ an toàn cao; nhu cầu sử dụng nước ngọt không cao, phát thải khí nhà kính ít, gây ô nhiễm môi trường thấp nên đang được các doanh nghiệp lớn quan tâm đầu tư trong Chương trình phát triển chăn nuôi bền vững. Chiến lược phát triển chăn nuôi gia cầm tới năm 2020, 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đang là cơ hội rất lớn để phát triển nhanh và bền vững ngành gà.
Cũng theo nhiều chuyên gia, khi bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF) đã gây thiệt hại nặng nề với ngành chăn nuôi heo và chưa có dấu hiệu dừng lại; ASF chưa có vắc xin, chưa có thuốc chữa, đối với những hộ nuôi heo không đảm bảo được an toàn sinh học, họ chọn giải pháp an toàn là chuyển sang nuôi gà. Chưa bao giờ, làn sóng người chăn nuôi và doanh nghiệp chuyển sang nuôi gà mạnh mẽ như vậy. Cùng với đó, tâm lí e ngại thịt heo trong người tiêu dùng, cơ cấu mâm cơm của người Việt chuyến biến, từ 70% cho thịt heo, chuyển sang thịt gà và các loại thịt khác. Tỷ lệ vàng về các sản phẩm chăn nuôi tại các quốc gia phát triển là heo chiếm khoảng 40%, gia cầm 40% và 20% là các sản phẩm khác, thì đây chính là cơ hội bứt phá cho con gà Việt, để con gà “bay xa”.
Tự hoàn thiện những điểm yếu!
Tuy nhiên, để “bay xa” được thì ngành chăn nuôi gà phải tự hoàn thiện những điểm yếu căn bản như sau: giá thành sản phẩm còn cao, sức cạnh tranh yếu; đôi khi còn mất cân đối cung – cầu; dịch bệnh luôn đe dọa; hạn chế trong liên kết sản xuất; công nghệ chế biến còn kém phát triển.
Giá thành sản phẩm ngành chăn nuôi gà Việt còn cao, sức cạnh tranh yếu do chi phí cho (thức ăn, con giống, thuốc thú y) cao và có chiều hướng tăng. Cụ thể, 1,8-2,2 kg thức ăn/kg tăng trọng đối với gà nuôi công nghiệp, trang trại; từ 2,3-2,5 kg thức ăn/kg tăng trọng ở chăn nuôi hộ, thậm chí trên 3 kg thức ăn/kg tăng trọng. (Cục Chăn nuôi). So với các nước trong khu vực thì giá thức ăn nước ta cao hơn 10-15% do phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu. Hằng năm, nước ta phải nhập tới 90% nguyên liệu TACN giàu đạm như khô dầu đậu tương, bột thịt, xương, bột cá; riêng khoáng vi lượng, vitamin nhập 100%, gần 80% vắc xin được phép lưu hành tại Việt Nam có nguồn gốc nhập khẩu từ 17 quốc gia trên thế giới.
Cùng với đó, dù đã có một số mô hình doanh nghiệp sản xuất gà quy mô lớn, công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp, song nhìn chung sản phẩm gà của nước ta vẫn có sức cạnh tranh thấp, do phần lớn là quy mô nhỏ. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT các tỉnh, chăn nuôi gia cầm nông hộ chiếm 47-49% sản lượng thịt và 26-28% sản lượng trứng cả nước.
Ở nước ta, giá các sản phẩm thịt, trứng gà tương đối bấp bênh, sản xuất còn thiếu ổn định về cung – cầu. khi giá bán trên thị trường cao thì nhiều người nuôi dẫn đến dư thừa, cung lớn hơn cầu dẫn đến mất giá, thua lỗ, rồi lại bỏ chuồng. Điều này một phần do công tác thông tin thị trường, dự báo còn rất hạn chế, cho nên luôn bị động trong sản xuất.Việc thống kê trong chăn nuôi còn thiếu chính xác, chưa phù hợp với thực tế. Các khâu trong sản xuất còn thiếu tính liên kết, chưa gắn sản xuất với giết mổ, chế biến với thị trường, chưa có chiến lược giết mổ chế biến và dự trữ một số sản phẩm chủ lực như thịt nên khó cân đối cung cầu, không thể tạo sự ổn định tương đối gía cả thị trường, dễ gây ảnh hưởng tới sản xuất và gây thua thiệt cho người chăn nuôi. Việc tiêu thụ sản phẩm phải qua nhiều khâu trung gian đẩy giá bán sản phẩm lên cao, mặt khác người sản xuất còn bị tư thương ép giá bán.
Rào cản khiến cho ngành gia cầm nước ta ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng chưa thể xuất khẩu được nhiều là dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường. Đây là thách thức lớn mà trong ngắn hạn nước ta chưa khắc phục và kiểm soát được. Dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở nước ta từ năm 2003 nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để. Theo số liệu của cơ quan chức năng, nước ta mới có 50 vùng (cấp huyện) và 1.092 cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh. Đây là những con số quá thấp so với yêu cầu đặt ra. Tình trạng chất cấm, lạm dụng kháng sinh vẫn còn tồn tại..
Khi nước ta tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, ngành gà nước ta phải cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa, với các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ hơn. Thịt gà nhập từ các nước như Canada, Mehico, Malaysia có nguy cơ gia tăng khi thuế nhập khẩu giảm xuống 0% theo lộ trình của CPTPP. Trong ngắn hạn, người Việt Nam vẫn có thói quen tiêu dùng thịt gà tươi, thịt gà lông nên tác động với sản phẩm CPTPP có thể chậm lại. Tuy nhiên, khi thịt gà đông lạnh được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi, thì sản xuất trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước trong CPTPP. Hậu quả là tăng trưởng thịt gà sẽ chậm lại trong những năm sắp tới.
Để đẩy mạnh xuất khẩu, ngành gà nước ta phải đối mặt với các thách thức về hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Các thị trường của khối CPTPP có hàng rào kỹ thuật khắt khe đối với sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác như : Nhật Bản, Úc, Newzealand, Chi lê, Xin ga po…Nếu không vượt qua được thì sản phẩm thịt, trứng gà khó bay xa dù thuế suất bằng 0%.
NGUYỄN HUỆ
TS Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam: Cần các giải pháp đồng bộ, căn cơ
Để ngành gà phát triển, cần hoàn thiện thể chế chính sách. Cùng với đó, rà soát và thực hiện đúng quy hoạch chăn nuôi gà trong phạm vi toàn quốc nhằm từng bước hạn chế việc sản xuất theo phong trào, tự phát dẫn đến được mùa rớt giá. Điều chỉnh lại cơ cấu chất lượng đàn giống, phương thức chăn nuôi phù hợp với phân khúc thị trường, cần chú trọng các sản phẩm gia cầm các địa phương có lợi thế, xây dựng thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.Trong trung và dài hạn, Việt Nam phải đẩy mạnh xây dựng các vùng An toàn dịch bệnh để mở rộng thị trường xuất khẩu. Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ.. Tiếp tục đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển giống gia cầm và ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất là yếu tố quyết định để có sản phẩm chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.Tăng cường các biện pháp an toàn sinh học. Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm gia cầm. Đổi mới công tác thống kê sản phẩm gà…
Ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường Nông sản: Chia phân khúc khi xác định thị trường mục tiêu
Cụ thể, tăng cường khai thác thị trường nội địa như sau: 1. Chia phân khúc khi xác định thị trường mục tiêu cho sản xuất và kinh doanh sản phẩm gà: gà lông màu đang là thế mạnh của sản xuất trong nước. 2. Đối với phân khúc còn lại: cần phân loại sản phẩm để hướng tới các đối tượng tiêu dùng khác nhau (ức gà, lườn gà hướng tới xuất khẩ vì người tiêu dùng các nước ưa chuộng nên có giá rất cao; thịt đùi, cánh gà hướng tới người tiêu dùng trong nước). 3. Đầu tư nhiều hơn các nhà máy sản xuất và chế biến gà theo tiêu chuẩn 3F (FEED-FARM-FOOD). 4. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá về chất lượng trứng sản xuất công nghiệp.
- nuôi gà li>
- chăn nuôi gà thịt li>
- gà Việt li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất