Việc triển khai thực hiện Chương trình quản lý chất thải chăn nuôi tổng hợp (IWM) sẽ giúp tăng cường khả năng thu gom phần lớn chất thải chăn nuôi để phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Nguồn tài nguyên dồi dào cho nông nghiệp hữu cơ
Phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ là nhiệm vụ quan trọng của ngành nông nghiệp do thời gian qua ngành trồng trọt của nước ta đã sử dụng quá nhiều phân bón hóa học.
Trong số 11 triệu tấn phân bón Việt Nam sử dụng hằng năm, có đến 90% là phân bón hóa học. Trung bình nông dân nước ta sử dụng hơn 1 tấn phân bón hóa học/ha hàng năm, quá cao so với các nước trên thế giới.
Ngày 4/4/2017, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Nguyễn Xuân Cường đã khởi xướng phong trào phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng của nông sản Việt Nam và bảo vệ môi trường. Trong đó, phân bón hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình canh tác.
Kết hợp hầm xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas và máy phát điện góp phần giảm thiểu khí nhà kính phát sinh.
Tại hội nghị về phát triển phân bón hữu cơ ngày 9/3/2018, Bộ trưởng cho biết, Việt Nam cần khoảng 200 triệu tấn phân bón hữu cơ hàng năm để làm nông nghiệp hữu cơ. Mục tiêu đặt ra trước mắt là nâng sản lượng sản xuất phân bón hữu cơ từ 1 triệu tấn hiện nay lên 3 triệu tấn/năm vào năm 2020.
Với quy mô của ngành chăn nuôi hiện tại có thể cung cấp hơn 60 triệu tấn chất thải chăn nuôi rắn và hàng trăm triệu m3 nước thải chăn nuôi với giá trị dinh dưỡng cao để phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Theo tính toán của các chuyên gia dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP), nếu sử dụng tốt lượng chất thải mà ngành chăn nuôi xả ra hằng năm cho mục đích sản xuất phân bón hữu cơ thì Việt Nam có thể tiết kiệm được chi phí nhập khẩu phân bón hóa học trị giá hàng tỷ USD (năm 2016, Việt Nam nhập 4,2 triệu tấn phân bón hóa học trị giá 1,25 tỷ USD).
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Theo dự án LCASP, việc triển khai thực hiện Chương trình IWM sẽ góp phần rất lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường nông thôn của Việt Nam, cụ thể: Chương trình IWM sẽ giúp giảm hàng trăm triệu m3 nước thải chăn nuôi xả ra môi trường hằng năm (riêng chăn nuôi lợn thịt, với quy mô 26 triệu lợn thịt, mỗi đầu lợn dùng 30 lít nước/ngày để làm vệ sinh và làm mát thì đã có gần 300 triệu m3 nước thải ra môi trường hằng năm).
Chương trình quản lý chất thải chăn nuôi tổng hợp sẽ góp phần rất lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường nông thôn của Việt Nam.
Chương trình IWM sẽ giúp giảm chi phí xử lý hàng trăm triệu m3 nước thải chăn nuôi để đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường hằng năm (nếu tính chi phí xử lý của TH Truemilk là 11.000 đồng/m3 nước thải chăn nuôi để đạt QCVN 62 thì với 300 triệu m3 nước thải chăn nuôi lợn sẽ phải tốn 3.300 tỷ đồng/năm).
Nếu thu gom được 60 triệu tấn chất thải rắn và hàng trăm triệu m3 chất thải lỏng, chúng ta có thể tạo ra nguồn dinh dưỡng rất lớn cho cây trồng. Bên cạnh đó, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động trong các hoạt động sử dụng chất thải chăn nuôi.
Chương trình IWM sẽ giúp người chăn nuôi và các chủ trang trại sử dụng hiệu quả hơn nguồn khí biogas cho các mục đích đun nấu, phát điện… nhằm tăng thu nhập. Qua đó, đóng góp cho việc thực hiện một cách thực chất các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc xây lắp các công trình khí sinh học và sử dụng hết khí gas sinh ra, không xả khí mê tan ra môi trường như một số trang trại đang làm hiện nay.
Tỷ suất lợi nhuận cao
Chương trình quản lý chất thải chăn nuôi tổng hợp của dự án LCASP dựa chủ yếu vào các công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi mang lại tỷ suất lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn ngắn.
Cụ thể: Công nghệ chăn nuôi lợn trên chuồng sàn và không sử dụng nước tắm; Công nghệ sử dụng bể lắng trước biogas có tỷ suất lợi nhuận 107%, thời gian thu hồi vốn là 0,85 năm; Công nghệ sử dụng máy tách ép phân ở trang trại trên 4.000 lợn có tỷ suất lợi nhuận 49,2%, thời gian thu hồi vốn là 1,6 năm; Công nghệ phát điện khí sinh học quy mô vừa (60KVA) có tỷ suất lợi nhuận 24%, thời gian thu hồi vốn là 3 năm; Công nghệ sử dụng hệ thống tưới bằng nước xả sau bioga có tỷ suất lợi nhuận 93,3%, thời gian thu hồi vốn là 0,96 năm.
ĐỒNG THÁI
- chất thải li>
- xử lý chất thải chăn nuôi li>
- Quản lý chất thải li> ul>
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
Tin mới nhất
T5,05/12/2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất