Giá thịt lợn hơi trên cả nước tăng do nguồn cung thịt lợn khan hiếm, hiện giá lợn hơi dao động từ 35.000- 47.000 đồng/kg. Theo dự báo đến cuối năm 2019, Việt Nam có thể thiếu 500.000 tấn thịt lợn, tương đương 20% nhu cầu.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 10 ngày đầu tháng 8/2019, giá lợn hơi trên cả nước tiếp tục tăng do nguồn cung lợn thịt khan hiếm, khi lượng lợn bị tiêu hủy do nhiễm dịch tả lợn châu Phi đã lên tới hơn 3 triệu con.
Bên cạnh đó, nhiều hộ vẫn chưa dám tái đàn vì lo tiềm ẩn rủi ro nhiễm bệnh trở lại trong khi chi phí chăn nuôi cao. So với cuối tháng 7/2019, hiện giá lợn tại nhiều tỉnh, thành tăng từ 2.000 – 5.000 đồng/kg lên phổ biến trong khoảng 35.000 – 47.000 đồng/kg.
Ngày 12/8/2019, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi dao động từ 42.000 – 47.000 đồng/kg, tăng 3.000 – 5.000 đồng/kg so với cuối tháng 7/2019. Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên phổ biến từ 32.000 – 41.000 đồng/kg, tăng từ 2.000 – 3.000 đồng/kg. Giá lợn hơi thương lái thu mua tại các khu vực chăn nuôi trọng điểm phía Nam hiện trung bình từ 35.000 – 40.000 đồng/kg, tăng 3.000 – 5.000 đồng/kg so với cuối tháng 7/2019.
Giá thịt lợn tại Việt Nam được dự báo tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2019, đặc biệt là vào dịp tết Nguyên đán. Nguyên nhân chính là do nguồn cung thịt lợn giảm do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.
Cục Xuất nhập khẩu cũng cho biết, công ty nghiên cứu thị trường Ipsos Business Consulting dự báo đến cuối năm 2019, Việt Nam có thể thiếu 500.000 tấn thịt lợn, tương đương 20% nhu cầu. Trong khi đó, thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra đã lên tới hơn 3 triệu con lợn, tương đương 10% tổng quy mô đàn lợn Việt Nam.
Về tình hình sản xuất chăn nuôi, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 7/2019, chăn nuôi trâu, bò trong nước nhìn chung ổn định. Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt do có thị trường tiêu thụ, không có dịch bệnh lớn xảy ra, người chăn nuôi yên tâm mở rộng quy mô đàn, đặc biệt khi tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ thịt và trứng gia cầm tăng mạnh do người dân đã chuyển sang sử dụng thay thế thịt lợn.
Chăn nuôi lợn trong tháng 7/2019 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước và lây lan sang các cơ sở có quy mô chăn nuôi lớn.
Tính đến ngày 22/7/2019, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 6.016 xã, thuộc 558 huyện của 62 tỉnh, thành phố (địa phương chưa xảy ra dịch tả lợn châu Phi là tỉnh Ninh Thuận).
Tính đến tháng 7/2019, đàn trâu cả nước giảm 3% so với cùng kỳ năm 2018; đàn lợn giảm 16%; trong khi đàn bò tăng 2,6%; đàn gia cầm tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Tại Trung Quốc, dịch tả lợn châu Phi đã khiến nước này phải tiêu hủy khoảng 200 triệu con lợn (chiếm 30% tổng đàn), cộng với căng thẳng thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc làm nguồn thịt lợn nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm đáng kể, khiến nguồn cung thịt ở thị trường Trung Quốc ở mức thấp.
Kể từ cuối tháng 7/2019 đến nay, giá lợn bán buôn bình quân tại Trung Quốc tăng 3%, lên 18,59 NDT/kg (khoảng 63.400 đồng/kg). Tại một số tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây, Sơn Đông, Cát Lâm… giá lợn tăng lên mức khoảng 75.000 đồng/kg, thậm chí tại Hà Bắc, Hà Nam giá đã tăng lên mức 81.000 – 85.000 đồng/kg.
Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), sản lượng thịt lợn toàn cầu năm 2019 sẽ giảm 4% so với năm 2018, xuống còn 115,6 triệu tấn. Trong đó, sản lượng thịt của Trung Quốc sẽ giảm 10% trong năm 2019 và tạo cơ hội lớn cho những nước sản xuất thịt lợn khác như Hoa Kỳ, Brazil và Nga tăng sản lượng.
Đồng thời, các ngành sản xuất các loại thịt khác, nhất là gia cầm, sẽ được hưởng lợi bởi nhiều người tiêu dùng chuyển sang dùng thịt gia cầm thay thế thịt lợn. Những nước sản xuất thịt gia cầm lớn trên thế giới như Brazil, Hoa Kỳ, Thái Lan và một số nước EU sẽ nằm trong số những đối tượng được hưởng lợi.
Diệu Thùy
Nguồn: Infonet
- thịt lợn tăng giá li>
- Thịt lợn tăng giá mạnh li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất