Thịt nhân tạo không thể hấp dẫn như một miếng thịt bò tươi, nhưng nó có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.
Hãy tưởng tượng, bạn bước vào một cửa hàng bán thức ăn nhanh. Có hai chiếc hamburger trong thực đơn khiến bạn chú ý.
Thoạt nhìn thì chúng giống hệt nhau, một chiếc 2 USD như bình thường nhưng chiếc còn lại có giá tới 11 USD vì chúng được làm từ thịt nhân tạo!
Tại Hội chợ điện tử tiêu dùng CES 2019 diễn ra vào đầu năm, công ty Impossible Foods giới thiệu bánh mì kẹp thịt nhân tạo thế hệ thứ hai.
Thịt nhân tạo, thực chất, chúng được làm ra dựa trên quá trình nuôi cấy mô bằng tế bào gốc của động vật sống trong môi trường ống nghiệm chứa protein.
Các tế bào gốc sẽ biến thành tế bào cơ bắp hoặc tế bào chất béo. Chúng sẽ nhân lên nhiều lần và tạo ra một mảng thịt nhân tạo giống như lòng trứng sống. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ với 10 tế bào, họ có thể tạo ra 50.000 tấn thịt nhân tạo trong vòng 2 tháng.
Mỗi miếng thịt nhân tạo tạo thành từ khoảng 3.000 dải mô cơ, có chiều dài 3 cm và rộng 1,5 cm. Mỗi dải được bắt đầu từ tế bào gốc của bò sau đó phát triển thành một dải các tế bào cơ khi nuôi dưỡng trong môi trường tổng hợp chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Các dải tế bào trải qua một thời gian sẽ trở nên dẻo dai như cơ thực sự.
Thịt nhân tạo không thể hấp dẫn như một miếng thịt bò tươi, nhưng nó có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.
Tuy nhiên, trước đó, cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hoài nghi về mức độ an toàn của leghemoglobin thực vật nên họ chỉ cho phép mọi người sử dụng thịt nhân tạo khi đã nấu chín.
Đến tháng 8 vừa qua, FDA đã chấp thuận mức độ an toàn của leghemoglobin ngay cả khi chưa nấu, điều này mở ra cơ hội cho việc thịt nhân tạo được nhân bản rộng rãi trên thị trường.
Thịt nhân tạo được chính thức bán tại thị trường Mỹ vào ngày 21/9 (giờ địa phương).
Thành công này hứa hẹn giúp giảm nhu cầu thị bò của thế giới!
Được biết, chăn nuôi là một ngành nông nghiệp, nhưng khi nói đến chăn nuôi quy mô lớn, đó lại là một ngành công nghiệp “đen khói”.
Bởi ngành công nghiệp chăn nuôi này thải vào khí quyển 65% tổng lượng NO từ khi con người xuất hiện, 37% khí metan và 64% amoniac, hầu hết những khí thải này đều gây hiệu ứng nhà kính, khiến Trái đất ấm lên gấp nhiều lần do khí NO gấp 296 lần và metan gấp 23 lần lượng với quy định.
Trong khi đó, việc sản xuất thịt nhân tạo tốn ít diện tích hơn và giảm thiểu tỉ lệ ô nhiễm môi trường.
Thịt nhân tạo mở ra kỉ nguyên mới giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến môi trường, sức khoẻ.
Một vấn nạn nữa với việc nuôi những con vật trong chuồng trại, người nông dân thường sử dụng kháng sinh để giúp chúng tăng trưởng nhanh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh đang xảy ra rất phức tạp trên toàn cầu hiện nay.
Không có động vật sống thì sẽ không cần cho chúng uống nước và cũng không còn phân động vật. Không cần chữa bệnh cho chúng với kháng sinh liều cao.
Một điều nữa, với thịt nhân tạo, những con bò được sống đúng nghĩa chứ không phải ở những chuồng trại chật hẹp, và hơn thế hết, chúng ta những công dân hiện văn minh hiện đại sẽ trút bỏ được gánh nặng đạo đức liên quan đến việc giết mổ.
Bằng cách kiểm soát các điều kiện nuôi cấy thịt, chúng ta có thể tạo ra nguồn thực phẩm dinh dưỡng hợp lý hơn, chẳng hạn thịt nhiều nạc và ít chất béo để bảo vệ sức khoẻ một cách tốt nhất.
Minh Anh (Theo Scopus)
Nguồn: nguoiduatin
- thịt nhân tạo li>
- thay thế thịt bò li> ul>
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất