[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, ngày 3/11/2019, Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Xác định năng lực nghề nghiệp ngành chăn nuôi”. Thông qua hội thảo, chân dung của một người giỏi nghề chăn nuôi đã được các chuyên gia, doanh nghiệp, các nhà quản lí và giáo dục “phác họa” một cách rõ nét.
Toàn cảnh Hội thảo
Tham dự hội thảo có đại diện: lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam; lãnh đạo và giảng viên Khoa Chăn nuôi; Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang, các doanh nghiệp (C.P Việt Nam, Japfa Comfeed, Biomin, Habiovet, ANT…), các chuyên gia trong việc xác định năng lực nghề nghiệp.
Theo PGS TS Phạm Kim Đăng – Trưởng Khoa Chăn nuôi, với truyền thống 63 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Chăn nuôi là một trong những cơ sở đào tạo ngành chăn nuôi hàng đầu Việt Nam và có nhiều đóng góp cho ngành chăn nuôi nước nhà.
PGS TS Phạm Kim Đăng – Trưởng Khoa Chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Khoa Chăn nuôi có những thành quả đó, bên những cố gắng nội lực của Khoa và Học viện, còn có sự đóng góp, hỗ trợ của các bên liên quan như doanh nghiệp, viện nghiên cứu, cơ quan quản lí và trường Đại học hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y. Trong đó, các doanh nghiệp, ngoài việc cấp học bổng, hỗ trợ nghiên cứu, tiếp nhận sinh viên thực tập, tạo điều kiện việc làm.. còn thường xuyên đóng góp ý kiến, nhằm nâng cao chất lượng và năng lực cho sinh viên của Khoa Chăn nuôi. Các ý kiến của doanh nghiệp đã giúp Khoa Chăn nuôi không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực theo kịp với thực tiễn sản xuất…
Cũng theo PGS TS Phạm Kim Đăng, Khoa Chăn nuôi cũng từng bước chuẩn hóa đào tạo chất lượng theo tiêu chuẩn của khu vực, với sự hỗ trợ của các chuyên gia của Trung tâm đảm bảo chất lượng của Học viện. Vì vậy, Hội thảo là cơ hội để lãnh đạo, giảng viên của Khoa lắng nghe hơn nữa ý kiến của doanh nghiệp, cơ quan, viện nghiên cứu nhằm phân tích, xác định năng lực nghề nghiệp chính của ngành chăn nuôi, từ đó có những đúc rút, điều chỉnh khi giảng dạy.
GS TS Phạm Văn Cường – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam
GS TS Phạm Văn Cường – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Học viện đang rất cố gắng, nỗ lực xây dựng chương trình “Tiếp cận xây dựng chuẩn đầu ra (Expected Learning Outcome – ELO) và chương trình đào tạo theo định hướng tiếp cận năng lực người học, phục vụ cải tiến chất lượng theo chuẩn AUN-QA (ASEAN University Network – Quality Assurance). Vì vậy, việc các doanh nghiệp trong ngành, với thời gian eo hẹp nhưng vẫn cố gắng góp mặt tại buổi hội thảo có ý nghĩa quan trọng, giúp sức cho Khoa Chăn nuôi và Học viện Nông nghiệp xây dựng chương trình nâng cao chất lượng đào tạo trong điều kiện cơ sở vật chất của Việt Nam. GS TS Phạm Văn Cường cũng mong muốn, thời gian tới các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, thú y tiếp tục giúp đỡ, hợp tác với Khoa Chăn nuôi, cũng như Học viện Nông nghiệp nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa và Trường …
Trong thời gian hai tiếng của hội thảo, các đại biểu đã làm việc tích cực, nhiệt tình dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Trung tâm Đào tạo quản lý tiên tiến (TCAM) thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Các doanh nghiệp góp ý, thảo luận sôi nổi trong hội thảo
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, năng lực nghề nghiệp là những phẩm chất, nhân cách cần có giúp con người lĩnh hội và hoàn thành một hoạt động nhất định với kết quả cao. Vì vậy, ngoài những năng lực nghề nghiệp ngành chăn nuôi “cứng” được Khoa Chăn nuôi và các chuyên gia xây dựng sẵn, theo các đại biểu, “chân dung” của một người giỏi nghề chăn nuôi được phác họa qua những hoạt động như sau:
1. Chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi: Xây dựng chuồng trại và quản lý chất thải chăn nuôi; Thực hiện quy trình của phòng bệnh và điều trị một số bệnh thường gặp cho vật nuôi; Chẩn đoán và điều trị bệnh thường gặp trên gia súc, gia cầm; Tổ chức an toàn sinh học trong chăn nuôi; Phân tích dịch tễ và đề xuất chương trình phòng bệnh hiệu quả; Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, quy trình an toàn sinh học; Giải pháp xử lí môi trường chăn nuôi; Xây dựng quy trình an toàn sinh học; An toàn sinh học: Bố trí sắp xếp nhân sự trong trang trại; Am hiểu, yêu nghề, chịu áp lực; Có đạo đức, chung thủy, cống hiến cho công ty; Xây dựng kế hoạch chăn nuôi, tổ chức, quản lý thực hiện sản xuất chăn nuôi.
2. Công tác giống: Phân tích khả năng và đánh giá khả năng sản xuất giống của các vật nuôi; Quản lí giống vật nuôi; Thực hiện quy trình chọn và nhân giống vật nuôi; Đề xuất các phương pháp chọn và nhân giống vật nuôi; Xây dựng chương trình chọn và nhân giống vật nuôi; Áp dụng công nghệ tiên tiến vào chọn và nhân giống vật nuôi; Kiểm tra năng suất, thu thập số liệu; Lai tạo giống vật nuôi; Đánh giá ngoại hình và áp dụng chương trình chọn lọc BLUP. Theo dõi đánh giá quá trình chuyển giống; Ứng dụng tiến bộ kĩ thuật về giống, xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất phù hợp với lợi thế và tiềm năng và thị trường; Lai tạo giống vật nuôi; Quản lí các chỉ tiêu năng suất trong trang trại…
3. Kinh doanh sản phẩm chăn nuôi: Phát triển các sản phẩm trong chăn nuôi; Bán hàng; Mở rộng thị trường; Chăm sóc khách hàng; Phân tích đánh giá thông tin thị trường; Ứng dụng công nghệ mới trong chăn nuôi; Tìm hiểu sản phẩm trong chăn nuôi; Cập nhật tìm hiểu tình hình chăn nuôi; Khảo sát đánh giá sản phẩm chăn nuôi trong thị trường; Thúc đẩy công tác bảo quản, chế biến sản phẩm chăn nuôi; Cập nhật pháp luật và thể chế nhà nước liên quan tới kinh doanh sản phẩm chăn nuôi; Xây dựng kế hoạch KPI cho chiến lượng bán hàng.
4. Nghiên cứu và phát triển thức ăn chăn nuôi: Chọn lựa/ra quyết định sử dụng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phù hợp; Thực hiện phối hợp xây dựng khẩu phần, xây dựng công thức, sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi; Chọn lựa công nghệ/đề xuất quy trình chế biến phù hợp với mục tiêu sản phẩm và nguyên liệu lựa chọn; Chọn lựa phương pháp bảo quản nguyên liệu và thành phẩm thức ăn chăn nuôi; Thử nghiệm sản phẩm thức ăn chăn nuôi; Lựa chọn và phát triển thức ăn chăn nuôi; Cập nhật nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi; Phân tích sản phẩm phù hợp; Quản lý thức ăn chăn nuôi.
5. Đánh giá chất lượng nguyên liệu và sản xuất thức ăn chăn nuôi: Lựa chọn chỉ tiêu phân tích; Vận hành thiết bị phòng thí nghiệm; Xác định phương pháp phân tích; Lấy mẫu phân tích; Xử lí số liệu sau phân tích; Trình bày kết quả phân tích; Đánh giá chất lượng và sản xuất thức ăn chăn nuôi đặc biệt là nguồn nguyên liệu.
6. Nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi: Xây dựng đề xuất, đề cương nghiên cứu; Tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu; Phân tích kết quả nghiên cứu; Báo cáo kết quả nghiên cứu; Chuyển giao công nghệ.
7. Quản lý: Cập nhật tình hình chăn nuôi; Quản lý trang trại chăn nuôi; Quản lý chuỗi cung ứng phát triển chăn nuôi; Đào tạo nhân viên; Đánh giá nhân viên; Quản lý và điều hành trongn chuyên môn; Tư duy chiến lược; Tạo động lực cho nhân viên; Cập nhật tình hình dịch bệnh; Quản lý, huấn luyện, đào tạo và sắp xếp nhân sự hoạt động trong trại; Định hướng phát triển thị trường trong trại; Cách xây dựng giá một sản phẩm; Đánh giá, nhận xét, xếp loại hàng tháng; Quản lý con người và nhân công lao động trực tiếp; Quản lý tài sản của trang trại và công ty; Đề xuất các giải pháp kỹ thuật – chính sách; Xây dựng đề án, chiến lược phát triển chăn nuôi…
8. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật khuyến nông: Khả năng đánh giá và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; Khả năng tiếp cận với nông dân và trang trại; Xây dựng mô hình chăn nuôi công nghệ nuôi, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật nuôi…
9.Quản lý chất thải: Thiết kế hệ thống chất thải; Đánh giá tác động môi trường; Tổ chức hoạt động phân tích môi trường chăn nuôi; Thiết kế quy trình xử lí chất thải; Đánh giá chất thải sau xử lí; Thi công và vận hành các hệ thống xử lí phân, nước thải và không khí; Ứng dụng công nghệ trong xử lí chất thải; Phân loại chất thải chăn nuôi và đề ra phương pháp xử lí
Ngoài ra, cũng theo các chuyên gia, một người giỏi chăn nuôi cần biết: Xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi: Tư vấn quản lý chăn nuôi; Tư vấn giải pháp liên kết chuỗi giá trị chăn nuôi; Sử dụng công nghệ thông tin và đa phương tiện trong chăn nuôi và quản lý chăn nuôi; Nghiên cứu ứng dụng thực tiễn; Duy trì và vận hành hệ thống xử lí môi trường; Quy trình, giải pháp kháng kháng sinhl Tiếp cận tư duy One Heath…; Tăng cường an toàn thực phẩm trong chăn nuôi; Sử dụng biện pháp chống kháng kháng sinh cho vật nuôi Quản lý tài chính; Xây dựng các mô hình chăn nuôi phù hợp với thực tiễn sản xuất, thị trường; Nghiên cứu về cấu trúc giá trị thị trường; Xây dựng và quản lý dự án trong chăn nuôi; Quản lý và phát triển công nghệ cao trong chọn tạo giống; Nâng cao năng lực khuyến nông
Cùng với đó, các đại biểu cũng chỉ ra xu thế trong chăn nuôi trong 5 năm tới như: Thích ứng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Chăn nuôi công nghệ cao; Quy mô chăn nuôi ngày càng lớn đòi hỏi quản lý chất thải rất quan trọng; Chăn nuôi theo Phúc lợi động vật; Giảm quy mô chăn nuôi nhỏ; Tăng cường an toàn sinh học…
Các đại biểu tham gia hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Như vậy, những năng lực nghề nghiệp của ngành chăn nuôi được chỉ ra trong hội thảo, không chỉ có ý nghĩa quan trọng với Khoa Chăn nuôi, mà còn là tư liệu quý báu với các doanh nghiệp, đơn vị xây dựng nguồn nhân lực nòng cốt của mình thực sự toàn diện và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của ngành chăn nuôi trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh.
TRẦN NGÂN
- chăn nuôi li>
- nghề chăn nuôi li> ul>
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
Tin mới nhất
T3,07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất