Lần đầu tiên, các nhà hoạt động bảo vệ quyền động vật ở Đức đã yêu cầu cấm hành vi thiến lợn đực mà không gây mê nhằm giảm đau đớn cho con vật.
Hành vi hoạn (thiến) lợn từng gây tranh cãi lớn ở nhiều quốc gia châu Âu và đến nay đã bị cấm ở Thụy Điển, Na Uy và Thụy Sĩ.
Lâu nay, người chăn nuôi vẫn cho rằng, việc thiến heo con vài ngày tuổi là cần thiết để tránh thịt có mùi hôi khi chế biến.
Việc thiến lợn không qua gây mê làm đau đớn con vật
Hồi năm 2013, Quốc hội Đức từng đưa ra vấn đề này để thảo luận và đưa ra thời hạn 5 năm chuyển tiếp giúp nông dân thích nghi với sự thay đổi và sau đó được tiếp tục gia hạn đến năm 2021.
Tháng 11 vừa qua, Hội bảo vệ quyền động vật PETA đã đệ đơn kiện lên Tòa án Hiến pháp của Đức về vấn đề này. Theo đó, nhóm này muốn được “luật hóa” quyền của lợn con khi bị thiến phải chịu nhiều đau đớn và yêu cầu chúng cần phải được gây mê như con người.
Tổ chức này lập luận rằng, theo luật pháp Đức thì động vật không thể bị tổn thương một khi không có lời giải thích thuyết phục. “Việc thiến lợn con – có hoặc không gây mê – rõ ràng là vi phạm luật. Do vậy chỉ có một lựa chọn: kiện ra tòa để đòi thực thi các quyền lợi của mình”, đại diện nhóm PETA tuyên bố.
20 triệu con heo con bị thiến hàng năm ở Đức
Hàng năm, nông dân chăn nuôi lợn ở Đức thường thiến sống khoảng 20 triệu heo con để loại bỏ tinh hoàn giúp quá trình nuôi lấy thịt thương phẩm nhanh và không co mùi hôi giống như lợn rừng.
Hiện tại quốc gia láng giềng là Pháp cũng đã nổ ra một cuộc tranh luận tương tự, sau khi Bộ trưởng Nông nghiệp Didier Guillaume cũng cho rằng, việc thiến lợn con mà không tiêm thuốc giảm đau nên bị cấm từ cuối năm 2021.
KIM LONG
(SCMP, RT)
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
Tin mới nhất
T4,18/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất