Chính phủ Campuchia đã giảm tới 70% lượng nhập khẩu lợn sống từ các nước láng giềng để hỗ trợ nông dân địa phương phát triển ngành chăn nuôi ổn định thị trường nội địa.
Theo ông Tan Phannara, Tổng cục trưởng Thú y và Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản), hiện Campuchia chỉ cấp phép cho sáu công ty được phép nhập khẩu lợn sống từ các nước láng giềng, chủ yếu từ Thái Lan.
Ông Tan cho biết, như vậy tính trung bình mỗi ngày nước này chỉ nhập khẩu khoảng 1.800 đến 2.100 con lợn sống, chia đều cho các doanh nghiệp nhập khẩu.
Chính sách cắt giảm nhập khẩu lợn sống từ các nước láng giềng của Campuchia, theo ngành nông nghiệp là do nông dân nước này có thể sản xuất đủ cho thị trường nội địa. Điều này cũng sẽ ổn định giá lợn hơi và giúp đỡ nông dân.
Chính phủ Campuchia cắt giảm mạnh hoạt động nhập khẩu lợn để hỗ trợ sản xuất trong nước. Ảnh: Somchai Poomlard
Trước đó, vào ngày 18 tháng 2, Thủ tướng Hun Sen kêu gọi nông dân tăng cường sản xuất chăn nuôi để cung cấp cho thị trường trong nước và đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Ước tính, vào thời điểm này nguồn cung lợn thịt nội địa đã đạt khoảng 82%, và chỉ có 18% là lợn nhập khẩu.
Trước đó ngành chăn nuôi Lào cũng tuyên bố cấm hoạt động nhập khẩu lợn sống vì lo ngại dịch tả lơn châu Phi. Ảnh: BKP
Theo Tổng cục Thú y và Chăn nuôi, giá lợn hơi ở Campuchia hiện nay dao động từ 11.000 riel (khoảng 2,7 USD) đến 12.000 riel/kg, trong khi giá lợn hơi ở Việt Nam vẫn neo ở mức 17.000 riels/kg và 8.000 riel/kg ở Thái Lan.
Theo ông Tan, hiện nhu cầu lợn thịt nội địa của vương quốc này là 2,3 triệu mỗi năm, tương đương khoảng 8.000 mỗi ngày. Và hiện nông dân đã có thể cung cấp tới 6.000 con lợn thịt hằng ngày.
Quan chức nước này cũng cho biết, Campuchia cũng sẽ không cho phép hoạt động quá cảnh đối với bất kỳ con lợn sống nhập khẩu nào từ Thái Lan về Việt Nam cũng như tỉnh Sihanouk theo yêu cầu của Hiệp hội chăn nuôi bởi vì các trang trại ở đây hoàn toàn có đủ năng lực.
Ông Srun Pov, chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Campuchia hoan nghênh động thái của chính phủ. Ông Srun nói rằng, việc cắt giảm nhập khẩu lợn sống từ các nước láng giềng sẽ khuyến khích nông dân địa phương tăng thêm đàn lợn để cung cấp cho thị trường địa phương, đồng thời nó cũng đang giúp tạo việc làm cho người dân lúc này.
Kim Long (theo Khmer Times)
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- campuchia li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất