Trong khi nhiều người chăn nuôi gà trên cả nước vì dịch bệnh hay giá cả lên xuống thất thường thì trang trại gà của anh Mai Đình Tuân (sinh năm 1987) ở Phấn Mễ – Phú Lương – Thái Nguyên vẫn an toàn và cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi lứa.
Bén duyên với chăn nuôi an toàn sinh học.
Những ngày đầu bước vào chăn nuôi gà, cũng như nhiều trang trại chăn nuôi gà khác anh Tuân chọn thuốc kháng sinh làm bùa hộ mệnh cho trang trại nhà mình: úm gà bằng kháng sinh, thay đổi thời tiết dùng kháng sinh, thường xuyên đưa kháng sinh vào thức ăn, nước uống của đàn gà ngay cả khi đàn gà khỏe mạnh để phòng bệnh. Hệ quả là việc kháng kháng sinh xảy ra ngay sau vài lứa gà, gà bị bệnh nhiều hơn, việc phải điều trị bằng kháng sinh thường xuyên hơn, gà bị stress, độ đồng đều của đàn thấp, không đạt cân, chi phí chăn nuôi tăng cao dẫn tới hiệu quả kinh tế giảm.
Đến năm 2016, tình cờ anh Tuân được nghe đến phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học từ bạn bè, rồi lại được cán bộ thú y của địa phương, của một số doanh nghiệp tư vấn, anh Tuân mạnh dạn chuyển sang chăn nuôi gà an toàn sinh học. Tất cả các khâu trong chăn nuôi như chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng, đến vệ sinh phòng bệnh đều được anh Tuân thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt: Con giống được bắt từ các cơ sở sản xuất giống có uy tín, được tiêm phòng vắc xin; Thức ăn, nước uống luôn đảm bảo sạch sẽ, cân đối dinh dưỡng; Nguồn chất thải cũng được kiểm soát. Acid hữu cơ, men vi sinh, các loại thảo dược tự nhiên được anh đưa vào thay thế kháng sinh trong quy trình nuôi.
Anh Tuân chia sẻ: nhờ kiểm soát tốt mọi yếu tố, giải quyết vấn đề ngay tại phần gốc đó là nâng cao sức khỏe của đàn gà, giúp đàn gà khỏe tự nhiên, do đó gà ít bị bệnh, tăng trưởng tốt, độ đồng đều cao, đạt cân khi xuất bán, thời gian nuôi giảm được 1-2 ngày, chi phí chăn nuôi đặc biệt là chi phí cho thú y điều trị giảm từ 1.500đ – 2.000 đồng/con.
Anh Tuân (bên trái) cùng chuyên gia định kỳ đo kiểm tra và xử lý khí NH3, H2S
Việc kiểm soát môi trường chăn nuôi cũng được anh Tuân quan tâm, chú trọng. Ngoài việc dọn dẹp, tiêu độc khử trùng kỹ càng chuồng sau mỗi lứa nuôi, anh còn dùng các loại men vi sinh bổ sung vào thức ăn để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa cho đàn gà, định kỳ cùng chuyên gia đo kiểm tra và dùng bột khoáng xử lý nồng độ khí NH3, H2S… trong chuồng nuôi, nhờ đó môi trường chuồng nuôi được duy trì trong ngưỡng cho phép.
Chị Ma Thị Mơ – công nhân tại trại vui vẻ cho biết: “Tôi cũng đi làm cho nhiều trại gà rồi nhưng ở đây tôi thấy chuồng nuôi sạch sẽ, ít ruồi muỗi, không có mùi nồng nặc như những trại khác. Vào những ngày nắng nóng chị em công nhân chúng tôi vẫn mang võng vào chuồng gà nằm nghỉ trong đó”.
Công nhân thoải mái mắc võng nghỉ ngơi ngay trong chuồng nuôi
Tự động hóa và ứng dụng 4.0 trong chăn nuôi gà
Để kiểm soát việc thức ăn, nước uống rơi vãi vừa gây lãng phí, vừa mất vệ sinh, tốn công chăm sóc, anh Tuân đã lắp hệ thống máng ăn, uống tự động cho đàn gà. Thay vì phải đi đổ thức ăn, nước uống cho từng máng nhỏ thì giờ đây công nhân chỉ việc đổ thức ăn, nước uống vào máng tổng và với một thao tác đóng cầu dao điện là anh Tuân đã cho đàn gà cả vạn con của mình ăn uống xong. Cũng vì không phải đi đổ thức ăn, nước uống cho từng máng nên không gây nên sự xáo trộn, hoảng loạn cho đàn gà, trái lại đàn gà nghe tiếng thức ăn rơi vào máng là túm tụm lại quanh máng mổ ăn, trông như hàng trăm bông hoa cùng bung nở.
Chuồng nuôi còn được lắp đặt các camera an ninh nhằm theo dõi, quản lý đàn gà ngay cả khi anh Tuân không có mặt tại trại, cũng như hạn chế tối đa việc ra vào chuồng nuôi không cần thiết.
Đàn gà được uống nước sạch tự do từ hệ thống uống tự động
“Xã hội phát triển, nên mình cũng mạnh dạn ứng dụng công nghệ 4.0 trong chăn nuôi, tiện lắm, đi đâu mình cũng vẫn theo dõi được sức khỏe và tình hình đàn gà qua điện thoại nên hết sức yên tâm” – anh Tuân chia sẻ.
Hiệu quả trong chăn nuôi gà
Theo anh Tuân thì từ ngày chăn nuôi theo phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học đàn gà nhà anh khỏe mạnh, ít bệnh, giảm chi phí chăn nuôi, khách hàng thì đánh giá chất lượng thịt gà của trại thơm ngon hơn so với những trại khác, hiệu quả kinh tế trông thấy rõ rệt. Cụ thể: Với lợi nhuận từ 10.000 – 15.000 đồng/con gà, sau khoảng 50 ngày nuôi mỗi vạn gà sau khi trừ mọi chi phí còn đem về cho anh Tuân hàng trăm triệu đồng. Mỗi năm với 5 lứa nuôi anh Tuân có thu nhập cả nửa tỷ đồng.
“Cái được nữa là mình yên tâm, không còn phải thấp thỏm, hoang mang, mất ăn mất ngủ mỗi khi đàn gà ốm nữa” – anh Tuân vui vẻ chia sẻ.
Không chỉ dừng lại ở việc chăn nuôi an toàn sinh học trong trại của mình, anh Tuân còn tích cực giới thiệu, tư vấn hướng dẫn cho nhiều trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Phú Lương cũng như các huyện lân cận cùng áp dụng, với mong muốn mang lại hiệu quả kinh tế cho các trại, chung tay mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Đỗ Danh Lãnh
Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Nguồn: Khuyến Nông VN
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng – cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam
- Bộ NNPTNT trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới: Đột phá về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật
- Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
Tin mới nhất
T2,13/01/2025
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng – cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam
- Bộ NNPTNT trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới: Đột phá về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật
- Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất