[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thiến lợn hiện nay vẫn còn là một phương pháp mơ hồ và vấp phải một số ý kiến phản đối. Tuy nhiên, việc dừng hoạt động này hoặc áp dụng các biện pháp giảm đau vẫn chưa được áp dụng và dường như khó đạt được ở nhiều nước trên thế giới. Vậy, có nên áp dụng biện pháp gây tê trong việc thiến lợn và nên áp dụng như thế nào?
Thiến lợn là một công việc không được ưa thích tại trang trại.
Phẫu thuật thiến là một quy trình trong chăn nuôi gây ra nhiều đau đớn trên lợn con trong tuần tuổi đầu tiên. Phương pháp này giúp cải thiện chất lượng thịt ở những con lợn đực, khiến chúng không có mùi hôi do các hoocmon androstenone tiết ra khi đến tuổi trưởng thành.
Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn chưa có biện pháp cụ thể về quản lý vấn đề thiến lợn con mà không sử dụng chất gây tê gây đau đớn cho lợn. Mặc dù các quốc gia này có rất nhiều cơ hội cũng như tiếp cận được các phương pháp sử dụng thuốc để kiểm soát cơn đau cho lợn con.
Châu Âu đề xuất các ý tưởng và kế hoạch
Theo tuyên bố của châu Âu về các phương pháp được lựa chọn để thay thế cho việc thiến lợn. Năm 2012, các nhà chăn nuôi đã được yêu cầu sử dụng thuốc giảm đau gây tê hoặc gây mê, và cho đến đầu năm 2018 phương pháp thiến lợn phải được loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, việc thực hiện quyết định vẫn chưa cho thấy sự khả quan. Một số cuộc khảo sát vào năm 2016 đã cho thấy hơn 80% lợn đực vẫn bị thiến và chỉ 5% trong số đó được sử dụng biện pháp gây mê hoặc gây tê để giảm đau.
Rào cản đang vấp phải là gi ?
Do việc thực hiện các biện pháp giảm đau trên lợn con vẫn chưa được áp dụng rộng rãi, nhóm nghiên cứu của một trường Đại học tại phía Bắc Carolina đang hướng sự quan tâm đến việc tìm hiểu nguyên nhân, cũng như xác định được rào cản trong việc thực hiện các biện pháp giảm đau tại các trang trại.
Mục tiêu của nghiên cứu lần này là để hiểu rõ hơn về việc sử dụng thuốc giảm đau trong chăn nuôi trên toàn cầu. Nhóm nghiên cứu đang tìm kiếm những người có kinh nghiệm chăm sóc lợn tại trại từ khắp các trang trại trên thế giới để tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến kéo dài 15 phút. Những người tham gia sẽ được hỏi những câu hỏi về việc sử dụng thuốc gây tê và giảm đau trong chăn nuôi. Nếu bạn muốn tiến hành cuộc khảo sát này, hãy vui lòng bấm vào đường link dưới đây để thực hiện.
Link khảo sát: https://ncsu.qualtrics.com/jfe/form/SV_cI56zBEBS7iMFHD
Nên áp dụng phương pháp gây tê nào trong quá trình thiến?
Các nhà nghiên cứu Đan Mạch đang tiến hành nhiều phương pháp nghiên cứu gây tê cục bộ khác nhau nhằm tìm ra phương pháp tốt nhất. Nghiên cứu sẽ được thực hiện trong 3 năm tới bởi các nhà nghiên cứu của đại học Aarhus theo yêu cầu của Cục quản lý Thực phẩm và Thú y Đan Mạch.
Nghiên cứu áp dụng trên 3 phương pháp thử nghiệm gây tê trực tiếp :
- Thuốc gây tê được tiêm trực tiếp vào da, tinh hoàn và ống dẫn tinh.
- Thuốc gây tê được tiêm trực tiếp vào da và tinh hoàn.
- Thuốc gây tê được tiêm trực tiếp vào tinh hoàn.
Gây tê trong quá trình thiến tạo nên sự khác biệt
Theo đánh giá từ các chuyên gia và những người có kinh nghiệm thực tế tại các trang trại đều cho thấy sự khác biệt tích cực rõ rệt ở phương pháp thiến có gây tê cho lợn con. Lợn con có vẻ bình tĩnh, không la hét cũng như k chạy hoảng loạn. Họ cũng hy vọng rằng có thể tìm kiếm được một phương pháp đơn giản, hạn chế nguy cơ mắc sai lầm. Trong cường độ chăn nuôi như hiện nay, thì việc tìm ra một phương pháp giảm đau bằng cách tiêm duy nhất 1 mũi sẽ là một cứu cánh tuyệt vời.
Đề xuất riêng về thời gian thiến và vết mổ
Ở Đan Mạch, 2 loại thuốc gây tê khác nhau đã được phê duyệt cho gây tê cục bộ cho lợn con. Tuy nhiên, các hướng dẫn hiện tại không cho thấy sự khác biệt giữa 2 loại thuốc này. Do đó, cần tiến hành nghiên cứu xác định liệu có nên đưa ra khuyến nghị riêng biệt với từng loại như về thời gian sử dụng và liều lượng sử dụng.
Huệ Tây
Dịch và tổng hợp từ tạp chí Pigprogress
- Thiến lợn li> ul>
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
Tin mới nhất
T4,18/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất