Khâu giết mổ đóng vai trò quan trọng để đảm bảo nguồn thịt tươi sống cung ứng cho thị trường. Việc đảm bảo cho các cơ sở giết mổ hoạt động an toàn có vai trò rất quan trọng để duy trì nguồn cung ứng thịt tươi đến tay người tiêu dùng trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Các cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Trong ảnh: Một cơ sở giết mổ trên địa bàn TP.Long Khánh. Ảnh: B.Nguyên
Thời gian gần đây, một số cơ sở giết mổ trên địa bàn Đồng Nai tạm ngừng hoạt động vì gặp khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên, nguồn cung thịt ra thị trường vẫn đảm bảo do nhiều cơ sở còn lại nỗ lực tăng công suất hoạt động, thực hiện tốt các giải pháp phòng, chống dịch an toàn để ổn định sản xuất.
Áp lực và nhu cầu giết mổ tăng
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi – thú ý Đồng Nai, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, quy mô cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh giảm về số lượng. Hiện toàn tỉnh có 50/62 cơ sở giết mổ trong mạng lưới giết mổ được phép hoạt động còn thực hiện giết mổ. Tuy nhiên, do thời gian qua hàng loạt cơ sở giết mổ ở TP.HCM tạm ngừng hoạt động vì dịch bệnh nên nhiều cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh phải tăng sản lượng heo giết mổ để đáp ứng nhu cầu thị trường đang rất lớn về mặt hàng thiết yếu này.
Bà Nguyễn Thị Hương, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hương Vĩnh Cửu (TT.Vĩnh An, H.Vĩnh Cửu) chia sẻ, thời gian qua, nguồn heo giết mổ tại cơ sở bị mất kênh tiêu thụ lớn là các chợ truyền thống, hiện chủ yếu chỉ cung cấp vào hệ thống siêu thị, cửa hàng phân phối nhưng công suất giết mổ của doanh nghiệp vẫn tăng khoảng 30% so với trước khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Gần đây, doanh nghiệp tiếp tục tăng công suất giết mổ vì nhận thêm đơn hàng gia công cho Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) tại TP.HCM với sản lượng khoảng 130 con/ngày.
Từ tháng 6 đến nay, lượng heo giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng lên. Cụ thể, trong tháng 6, bình quân lượng heo giết mổ trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 1,8 ngàn con/ngày đêm; tháng 7 có tăng lên với mức bình quân đạt 1,9 ngàn con/ngày đêm; từ tháng 8, có những ngày cao điểm, số heo giết mổ đạt gần 2,5 ngàn con/ngày đêm. Trong đó, sản lượng heo giết mổ cung cấp cho thị trường TP.HCM chiếm gần 50% tổng sản lượng thịt giết mổ.
Theo ông Nguyễn Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – thú y Đồng Nai, tuy một số cơ sở giết mổ đang tạm ngưng hoạt động do gặp khó khăn bởi dịch bệnh nhưng trong tháng 8 này, số lượng heo giết mổ trên địa bàn tỉnh tăng từ 300-400 con/ngày đêm so với các tháng trước đó. Trong đó có nguyên nhân tăng sản lượng heo giết mổ cung cấp cho thị trường TP.HCM vì các cơ sở giết mổ của thành phố tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Nỗ lực giữ an toàn
Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19, việc giết mổ, vận chuyển sản phẩm động vật đến nơi tiêu thụ giữa các địa phương còn nhiều trở ngại, ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong điều kiện rất khó khăn hiện nay, Sở NN-PTNT đã giao Chi cục Chăn nuôi – thú y Đồng Nai phối hợp với các cơ quan chuyên môn địa phương, UBND cấp xã hướng dẫn, quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất của các cơ sở giết mổ động vật; bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm soát hoạt động giết mổ tại cơ sở giết mổ đảm bảo theo quy định.
Ngoài chỉ đạo trong toàn ngành, Sở NN-PTNT cũng phối hợp với các địa phương tạo điều kiện thuận lợi tối đa, cho phép các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn tiếp tục hoạt động để cung ứng sản phẩm thịt cho người dân tại Đồng Nai, các tỉnh lân cận, nhất là thị trường TP.HCM. Quan tâm hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 của các cơ sở giết mổ động vật.
Khi các địa phương bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội, Công ty TNHH MTV Trường Giang Phát (TP.Biên Hòa) dù có đầy đủ giấy tờ để hoạt động và thực hiện đủ các biên pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định nhưng doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có thời điểm không thể vận chuyển thịt từ cơ sở giết mổ, chế biến ra các điểm phân phối. Sau khi có văn bản đề nghị tháo gỡ khó khăn lên chính quyền địa phương và các sở, ngành liên quan, việc vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp hiện nay đã được khơi thông.
Ông Vũ Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH MTV Trường Giang Phát cho biết, nhờ sự tháo gỡ khó khăn kịp thời của chính quyền thành phố cũng như các sở, ngành liên quan, hiện doanh nghiệp đã ổn định sản xuất; đảm bảo công suất của cơ sở giết mổ như trước khi thực hiện Chỉ thị 16. Doanh nghiệp cũng tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn để ổn định sản xuất.
Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Hương cho biết thêm, tuy lò giết mổ của doanh nghiệp vẫn chưa hoạt động hết công suất, nhu cầu khách đặt hàng vẫn còn nhưng doanh nghiệp rất khó tăng công suất so với hiện tại vì thiếu lao động sản xuất, nhất là đội ngũ tài xế giao hàng. Doanh nghiệp rất quan tâm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đội ngũ lao động cũng như xưởng sản xuất.
Bình Nguyên
Nguồn: Báo Đồng Nai
- Đồng Nai li>
- giết mổ gia súc li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất