Giá gà giống xuống thấp kỷ lục và tiêu thụ chậm buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống gia cầm phải tìm mọi cách xoay xở, cầm cự.
Bà Nguyễn Thị Đa, Giám đốc Công ty TNHH Phước Đa (xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, Bình Định) cho biết, ngoài nhà máy doanh nghiệp mới xây dựng tại Bình Thuận vừa hoàn thành phải đóng cửa, nhà máy tại xã Phước Thắng của doanh nghiệp hoạt động bấy lâu nay cũng phải cầm chừng mấy ngày nay bởi gà giống không bán được.
“Hiện gà giống 1 ngày tuổi công ty bán thấp kỷ lục 4.000 đồng/con, nhưng tiêu thụ cũng không được. Nếu có khách hàng mua gà giống trong thời điểm này, công ty phải chấp nhận khoản chi phí vận chuyển cao ngất. 1 con gà giống hiện chúng tôi chỉ bán có 4.000 đồng nhưng đã mất tiền vận chuyển 2.000 đồng/con. Đó là nói vận chuyển số nhiều, nếu khách hàng mua số lượng ít mỗi con gà giống phải gánh tiền vận chuyển đến hơn 2.000 đồng/con. Hiện nay, dù tiêu thụ gà giống không có lãi nhưng công ty cũng phải bán để giải quyết lượng gà tồn đọng và để giữ mối hàng về sau”, bà Đa chia sẻ.
Gà giống 1 ngày tuổi của Công ty TNHH Phước Đa hiện bán chỉ 4.000đ/con mà vẫn không tiêu thụ được. Ảnh: P.Đ.
Ông Cao Văn Khanh, Giám đốc Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh cho biết, hiện sản lượng gà giống doanh nghiệp cung cấp ra thị trường đã giảm đến 90% do anhrh ưởng của đại dịch Covid-19 khiến lưu thông gà giống, gà thịt khó khăn cộng giá thức ăn chăn nuôi tăng quá cao.
“Thị trường tiêu thụ chính của chúng tôi là miền Nam, nhưng hiện 19 tỉnh, thành trong đó đang phải giãn cách xã hội . Do đó, trước khi chở thức ăn chăn nuôi đi, tài xế phải được test nhanh Covid-19, chi phí tối thiểu 135.000 đồng/lần. Rồi sau khi chở hàng về, tài xế phải cách ly theo quy định. Trong khi tiền công chở 1 chuyến hàng không bao nhiêu nên không còn tài xế nào mặn mà đi chở hàng”, ông Khanh giải thích.
Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh đang “đau đầu” với 100.000 quả trứng mà đàn gà bố mẹ đẻ ra mỗi ngày trong khi hoạt động ấp nở ngưng hoạt động. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Cứu cánh trong việc tiêu thụ gà giống của Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh hiện nay là hệ thống nuôi gà gia công. Theo ông Khanh, thời gian qua, công ty đã thiết lập được mạng lưới nuôi gà thịt gia công tại nhiều tỉnh trên cả nước, đồng thời hợp tác với 5 doanh nghiệp lớn để nuôi gà gia công.
Tuy nhiên, do dịch Covid-19 nên nhân viên không thể đi kiểm tra được nên thời điểm này doanh nghiệp chưa dám nâng công suất trang trại nuôi gà thịt gia công trong hệ thống. Thêm vào đó, hiện gà không tiêu thụ được tại thị trường miền Nam, nên các cơ sở và đối tác nuôi gia công cho Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh cũng tạm ngưng nhập giống.
Sản phẩm bán không được, hiện hầu hết các doanh nghiệp sản xuất gà giống ở Bình Định phải ngưng hoạt động ấp gà. Tuy nhiên, lượng trứng mà đàn gà bố mẹ đẻ ra mỗi ngày cũng đang là cơn “đau đầu” của doanh nghiệp về khâu tiêu thụ. Đơn cử như Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh hiện chưa biết xử lý như thế nào với 100.000 quả trứng gà đẻ ra mỗi ngày.
“Khác với trứng thương phẩm, trứng giống khó bán ra thị trường hơn bởi với nhiệt độ nắng nóng như hiện nay chỉ vài ngày là trứng tạo phôi, lòng đỏ lộn với lòng trắng nên người tiêu dùng không ăn được nên thực sự chúng tôi cũng chưa tìm được giải pháp tối ưu”, ông Cao Văn Khanh, Giám đốc Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh tâm sự.
Vũ Đình Thung
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- giống gia cầm li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất