Tính đến ngày 21/9, huyện Châu Thành của tỉnh Kiên Giang đã ghi nhận 165 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi trong hộ dân ở 4 xã, với 5 đàn.
Phun thuốc tiêu độc khử trùng tại một trang trại lợn tại xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) hồi tháng 1/2021. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Theo ông Nguyễn Thành Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện 5 ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi ở huyện Châu Thành.
Tính đến ngày 21/9, huyện Châu Thành ghi nhận 165 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi trong hộ dân ở 4 xã, với 5 đàn. Mới nhất, ngày 20/9, ở xã Mong Thọ B phát hiện 19 con và xã Giục Tượng phát hiện 114 con.
Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Châu Thành, Ủy ban Nhân dân các xã Minh Hòa, Mong Thọ tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn lợn bị bệnh.
Riêng ổ dịch ở xã Mong Thọ B đã tiêu hủy 3/19 con, xã Giục Tượng tiêu hủy 19/114 con. Số lợn tại hai ổ bệnh này do vẫn còn đang theo dõi, nếu trong một tuần không giảm mới tiến hành tiêu hủy hết đàn.
Ngoài ra, chi cục đã cung cấp hóa chất để phục vụ tiêu hủy, vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi có lợn bị nhiễm bệnh, khoanh vùng ổ bệnh theo quy định để tiêu độc khử trùng liên tục trong một tuần, hạn chế cho người ra vào vùng có dịch…
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang cho biết, thời gian tới, các đơn vị và địa phương trong tỉnh cần tập trung quản lý địa bàn có dịch bệnh để tránh trường hợp gia súc ra vào trong ổ bệnh.
Đối với việc kiểm soát giết mổ, cần tiếp tục tập trung kiểm soát nhập đầu vào, đầu ra, tăng cường vệ sinh tiêu độc hằng ngày. Đồng thời, tăng cường quản lý, xử lý nghiêm, không để xảy ra tình trạng giết mổ lợn bất hợp pháp, bán lợn nhiễm bệnh hoặc vứt xác xuống các kênh rạch làm lây lan dịch bệnh.
Bên cạnh đó, Kiên Giang duy trì hoạt động tổ kiểm dịch lưu động tại một số huyện; cấp hóa chất đợt 2/2021 đến trạm chăn nuôi thú y các huyện, thành phố để phát cho người chăn nuôi thực hiện tiêu độc, khử trùng chuồng trại theo quy trình nuôi để phòng, chống dịch; tổ chức tiêm phòng vaccine phù hợp với điều kiện đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19./.
Lê Sen (TTXVN/Vietnam+)
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất