Hiện nay là thời điểm người chăn nuôi sản xuất cho vụ tết. Tuy nhiên, trước tình hình dịch COVID-19, cộng với giá cả đầu vào tăng cao nên hầu hết hộ chăn nuôi đều giảm công suất hoặc bỏ sản xuất vụ tết.
Người dân vỗ béo bò chuẩn bị cho vụ tết. Ảnh: NGUYỄN CHƯƠNG
Giảm công suất, bỏ vụ
Từ rằm tháng 8 đến nay là thời điểm người chăn nuôi bắt đầu bước vào sản xuất vụ tết. Tuy nhiên năm nay, do dịch bệnh COVID-19, ảnh hưởng lớn đến đầu ra, cộng với việc giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao khiến người chăn nuôi lo ngại. Nhiều hộ chọn phương án giảm công suất sản xuất. Bà Nguyễn Thị Loan ở thị trấn Phú Hòa (huyện Phú Hòa, Phú Yên) cho biết, mọi năm vào vụ sản xuất tết, tôi thường thả khoảng 40-50 con heo giống. Còn năm nay, với những khó khăn hiện tại, tôi chỉ thả 14 con và thả sớm hơn mọi năm. Tôi thay đổi khẩu phần ăn cho heo, không cho ăn cám bao như lúc trước mà sẽ nấu cháo từ thức ăn thừa và chuối, rau… nên tốc độ tăng trọng của heo sẽ giảm, buộc phải kéo dài thời gian nuôi để đạt trọng lượng xuất chuồng.
Tình cảnh tương tự cũng xảy ra ở những hộ nuôi gà đàn. Qua nhiều tháng ròng thua lỗ, hiện nay rất nhiều hộ nuôi gà đàn không đầu tư vụ mới. Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, do đầu ra không ổn định cộng với chi phí sản xuất tăng nên khá nhiều hộ chăn nuôi heo, gà giảm công suất vụ tết. Hầu hết những trại còn duy trì đàn nuôi là những hộ chủ động được nguồn giống hoặc là nuôi gia công. Ông Hai Phúc ở xã An Chấn (huyện Tuy An) cho biết: Chưa năm nào vụ tết mà trại tôi có dưới 1.000 con gà, nhưng hiện nay, tôi vẫn chưa thả giống. Hiện đã hoàn thành các khâu vệ sinh chuồng trại, nếu tình hình dịch COVID-19 ổn, tôi cũng chỉ thả vài trăm con. Theo ông Phúc, không chỉ trại của ông mà hầu hết các trại nuôi gà hiện nay đều quyết định bỏ vụ, hộ nào còn sản xuất chỉ nuôi 100-200 con chứ không dám nuôi hết công suất như mọi năm.
Trong khi đó, những hộ chuyên nuôi vỗ béo bò thịt cho vụ tết lại đang tất bật vào vụ, nhiều hộ còn tăng công suất. Ông Nguyễn Văn Phụng ở xã An Phú (TP Tuy Hòa) cho hay: Gia đình tôi đang vỗ béo 4 con bò thịt để bán vào dịp tết, nếu chăm sóc tốt, bò có thể tăng thêm được 80-100kg thịt/con. Hiện giá bò giảm nhẹ, nhưng khả năng đến tết, khi nhu cầu tiêu dùng tăng thì giá cũng sẽ tăng lên.
Chủ động phòng dịch
Để giảm bớt rủi ro cho vụ sản xuất này, các hộ chăn nuôi đặc biệt quan tâm đến việc phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi. Theo bà Nguyễn Thị Loan, do phải thu gom thức ăn thừa về nấu cháo cho heo nên bà rất cẩn trọng, trong vườn nhà bố trí khu nấu cháo cách xa chuồng nuôi. Toàn bộ thức ăn thừa sẽ được nấu chín kỹ để không bị lây nhiễm mầm bệnh từ ngoài vào trại. Ngoài ra, định kỳ 2 tuần bà sẽ phun thuốc vệ sinh tiêu độc môi trường khu vực chăn nuôi.
Còn bà Ngô Thị Kỷ ở thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân) cho biết: “Toàn bộ đàn bò của gia đình tôi đã được tiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin ngừa viêm da nổi cục, lở mồm long móng và tụ huyết trùng. Đây là những loại bệnh nguy hiểm, bò dễ chết nếu nhiễm bệnh. Cùng với đó, việc vệ sinh chuồng trại được thực hiện hàng ngày, chất thải được thu gom xử lý bằng vôi bột. Gia đình tôi còn thường xuyên phun thuốc diệt côn trùng để tiêu diệt các loài trung gian truyền bệnh ở bò”.
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nguyễn Văn Lâm khuyến cáo: Thời điểm người dân bắt đầu vào vụ sản xuất tết cũng là lúc thời tiết rất bất lợi cho sự phát triển tăng trưởng của vật nuôi, nhưng lại thuận lợi để vi rút phát sinh gây bệnh. Trong khi đó, việc mua bán vận chuyển động vật lại tăng cao nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất lớn. Người chăn nuôi cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như tiêm phòng vắc xin, khử khuẩn môi trường, xử lý chất thải, tăng cường sức khỏe gia súc gia cầm… nhằm hạn chế thiệt hại, giảm rủi ro.
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nguyễn Văn Lâm: Để hạn chế thiệt hại, giảm rủi ro, người chăn nuôi cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như tiêm phòng vắc xin, khử khuẩn môi trường, xử lý chất thải, tăng cường sức khỏe gia súc gia cầm…
THỦY TIÊN
Nguồn: Báo Phú Yên
- người chăn nuôi li>
- Phú Yên li> ul>
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
Tin mới nhất
T5,05/12/2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất