[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Thú y, từ đầu năm 2021 đến ngày 05/10/2021, cả nước đã xảy ra 1.834 ổ dịch tại 1.672 xã, 304 huyện thuộc 53 tỉnh, thành phố.
Bản đồ các tỉnh hiện có Dịch tả châu Phi chưa qua 21 ngày và đã qua 21 ngày (Ảnh: Cục Thú y)
Tổng số lợn tiêu hủy 112.092 con (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2020).Tổng trọng lượng tiêu hủy ước tính trên 5.500 tấn. Hiện nay, cả nước có 497 ổ dịch tại 149 huyện của 37 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày; tổng số lợn tiêu hủy là 40.719 con.
Theo đánh giá của Cục Thú y, vi rút có sức đề kháng cao, mầm bệnh đã lưu hành rộng trong quần thể, tồn tại trong môi trường tại các ổ dịch cũ.
Hiện chưa có vắc xin để phòng và thuốc điều trị; đường truyền lây của bệnh phức tạp, khó kiểm soát.
Chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chưa đảm bảo an toàn sinh học, các hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư, đặc biệt tại một số địa phương phương thức chăn nuôi lợn thả rông của người dân còn phổ biến làm dịch bệnh lây lan nhanh và gây khó khăn trong công tác chống dịch.
Lợn giống mua về không có nguồn gốc rõ ràng, không có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển của cơ quan thú y.
Một số hộ sử dụng trực tiếp thức ăn cho lợn từ nguồn thức ăn thừa thu gom tại các nhà hàng, bếp ăn của khu công nghiệp mà không qua xử lý nhiệt; sử dụng nước ao, hồ, kênh, mương chưa qua xử lý để tắm cho lợn, cho lợn uống.
Nhận thức của phần lớn người chăn nuôi còn hạn chế, do đó khi có lợn ốm chết không báo ngay cho chính quyền địa phương hay cơ quan thú y mà mổ thịt chia nhau ăn; chất thải không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường, có nơi người dân không chủ động tiêu hủy gia súc mắc bệnh hoặc chờ lợn chết mới cho tiêu hủy… dẫn tới dịch bệnh lây lan nhanh trên diện rộng.
Do tái phát từ ổ dịch cũ hoặc phát sinh tại các hộ tiếp giáp, gần khu vực chăn nuôi với các hộ đã xảy ra dịch bệnh trước đó. Từ đó, dịch bệnh lây lan sang các bản, xã, phường khác trong khu vực.
Hệ thống thú y cấp huyện nhiều nơi bị xáo trộn, mạng lưới thú y cơ sở mỏng, yếu nên công tác giám sát, quản lý dịch bệnh thực hiện chưa tốt; chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nhiệm vụ thú y theo quy định, chưa xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, nên việc quản lý, đăng ký kê khai tái đàn từ cấp xã thực hiện chưa tốt, một bộ phận người chăn nuôi còn chậm báo cáo dịch.
Thời tiết diễn biến phức tạp, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, trong khi bệnh chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh.
Tâm An
Trong thời gian tới nguy cơ dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi tái phát và phát sinh là rất cao, do: (i) Đặc điểm của vi rút Dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm đối với lợn, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp; (ii) Hiện chưa có thuốc, vắc xin phòng bệnh; (iii) Chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chưa đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học; (iv) Việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn gia tăng mạnh vào các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; (v) Thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, mưa nhiều, rét,…; (vi) Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, nên việc quản lý, đăng ký kê khai tái đàn từ cấp xã thực hiện chưa tốt, một bộ phận người chăn nuôi còn chậm báo cáo dịch.
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất