[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2021 công tác phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm gặp quá nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Song đến nay tổng đàn gia súc, gia cầm của thành phố vẫn đảm bảo phát triển cơ bản, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dân Thủ đô.
Số lượng đàn vật nuôi lớn
Theo số liệu thống kê hiện nay, đàn trâu, bò trên địa bàn thành phố là 170 ngàn con, trong đó bò sữa 15 ngàn con, trâu bò sinh sản hơn 88 ngàn con; sản lượng thịt trâu bò hơi xuất chuồng là 1 ngàn tấn. Sản lượng sữa tươi 3 ngàn tấn.
Đàn lợn khoảng 1,5 triệu con con, trong đó lợn sinh sản là 176 ngàn con; sản lượng lợn hơi xuất chuồng 19 ngàn tấn; đàn gia cầm hiện có 39 triệu con; sản lượng hơi xuất chuồng đạt 13 ngàn tấn; đàn chó mèo 462 ngàn con.
Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn là 1.063 cơ sở, trong đó cơ sở sản xuất 26 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp và thức ăn bổ sung; Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi gồm 1.037 cơ sở kinh doanh thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc cho động vật; số cơ sở buôn bán thuốc thú y trên địa bàn là 692 cơ sở.
Hiện có 732 cơ sở, điểm, hộ giết mổ trên địa bàn thành phố (84 cơ sở có giết mổ trâu bò, 208 giết mổ lợn, 439 cơ sở có giết mổ gia cầm); có 368 cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm.
Chăn nuôi gà đẻ trứng tại một trang trại trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Cảnh báo nguy cơ bùng dịch cao
Dự báo trong thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán nguy cơ xảy ra dịch bệnh đàn gia súc gia cầm là rất cao. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do dịch bệnh Covid -19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chuyên môn phòng chống dịch bệnh như: tiêm phòng, tổng tẩy uế môi trường và đặc biệt là trong hoạt động kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung, nơi có nguy cơ cao về sự lây nhiễm Covid-19.
Nguyên nhân tiếp theo là do thời tiết khí hậu biến đổi bất thường, nhất là dịp cuối năm, mưa phùn kéo dài, nhiều đợt rét đậm rét hại xảy ra đột ngột. Môi trường bị ô nhiễm nặng, nhất là các khu chăn nuôi lớn, các chợ đầu mối, nơi giết mổ tập trung do điều kiện khí hậu ẩm thấp kèm theo mưa phùn khiến mức độ ô nhiễm càng cao. Thêm vào đó, nhu cầu sử dụng động vật và sản phẩm động vật trong giai đoạn này cũng tăng cao (tăng khoảng 20 – 30% so với trạng thái bình thường); việc vận chuyển lưu thông động vật và sản phẩm động vật là rất lớn do nhu cầu, do người dân, người tiêu dùng có thể tính dự trữ để giành cho những ngày nghỉ, trong dịp Tết.
Đặc biệt tại các chợ đầu mối, các cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm từ các tỉnh thành vận chuyển về, việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Dịp trước và sau Tết cũng là mùa lễ hội truyền thống, hội làng của các địa phương, việc sử dụng động vật và sản phẩm động vật tăng, song khó kiểm soát hơn.
Hiện tại, một số bệnh chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu như bệnh DTLCP, Cúm gia cầm chủng mới (Cúm A/H5N8, A/H5N9 ..); thực tế số lượng đàn gia súc, gia cầm lớn nhưng phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng còn cao (khoảng 55 %), nhất là ở cấc khu đông dân cư, nhiều hộ chăn nuôi vẫn nuôi trong khu vực gần nhà ở, hộ gia đình nên mức độ lây nhiễm nhiễm rất cao.
Chủ động và tập trung cao độ trong công tác phòng, chống dịch
Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên Đán, mùa lễ hội… ngành Chăn nuôi, Thú y Hà Nội đã và đang tập trung cao độ thực hiện một số giải pháp cụ thể:
Tuyên truyền sâu rộng để đảm bảo cho nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn trong tình hình mới, vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Đặc biệt đối với hệ thống cán bộ thú y làm nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung, không để đứt gãy, ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ sở.
Duy trì để các chuỗi cung ứng động vật, sản phẩm động vật tại chỗ và đặc biệt là chuỗi cung ứng từ các tỉnh khác về các chợ đầu mối, về cơ sở giết mổ tập trung thông qua việc phối hợp cung cấp thông tin để không để đứt gãy nguồn cung cũng như việc đảm bào chất lượng khi cung cấp về thành phố Hà Nội. Duy trì tốt hoạt động tại các chốt kiểm dịch đầu mối giao thông tại các chợ Hà Vĩ (Thường Tín), Hải Bối (Đông Anh), Vạn Phúc (Thanh Trì) để kiểm soát chặt chẽ việc nhập gia súc, gia cầm về các địa phương.
Thực hiện tốt việc giám sát dịch bệnh, duy trì trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cáo hàng ngày qua đường dây nóng của Thành phố (02433.800115) trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Hướng dẫn, đôn đốc thú y cơ sở giám sát dịch bệnh chặt chẽ đến tận hộ chăn nuôi trên địa bàn. Thông tin báo cáo, điều tra, xác minh kịp thời khi có ổ dịch xảy ra. Tổ chức tốt việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ cao, đặc biệt đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (Viêm da nổi cục, LMLM, Tai xanh, Cúm gia cầm ….).
Thời điểm này, Hà Nội đang tập trung cao độ trong công tác phòng, chống dịch cho đàn vật nuôi
Tổ chức đợt tổng tẩy uế môi trường toàn Thành phố đợt trước và sau Tết Nguyên đán, dự kiến sẽ có trên 3 triệu m2 diện tích sẽ được tiêu độc. Đối với các địa phương có lễ hội truyền thống, hội làng, ngành Thú y phối hợp với Y tế tổ chức khử trùng trên diện rộng, nhất là các nơi tập trung đông người để làm sạch môi trường.
Tăng cường quản lý thực hiện tốt công tác kiểm dịch vận chuyển, phối hợp với các tỉnh thành để thông tin về kiểm dịch vận chuyển động vật, không nhập gia súc, gia cầm ở những nơi đang có dịch. Thường xuyên kiểm tra các cơ sở giết mổ về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 để đảm bảo cho những người hoạt động tại cơ sở giết mổ, những người ra, vào cở sở đã được tiêm phòng vắc xin đầy đủ (không có các trường hợp F0, F1) để cơ sở không phải tạm dừng hoạt động. Tăng cường hoạt động kiểm dịch để đảm bảo kiểm soát tốt gia súc, gia cầm trước, trong và sau bán, giết mổ tại các chốt kiểm dịch lớn như chợ Hà Vĩ, chợ đầu mối phía Nam (Đông Anh), Cơ sở giết mổ Vạn Phúc (Thanh Trì), Minh Hiền (Thanh Oai), Hồng Phong, Chúc Sơn (Chương Mỹ).
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra quản lý sử dụng vật tư, vắc xin, hóa chất và kiểm tra, đánh giá các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm và hành nghề thú y theo phân công, phân cấp để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.
Tiếp tục kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Lấy mẫu giám sát một số chỉ tiêu về an toàn thực phẩm để phát hiện tồn dư kháng sinh, các loại vi khuẩn (hiếu khi, Ecoli, Salmonella,…).
Duy trì cơ sở an toàn dịch bệnh tại 42 cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, đồng thời kiểm tra hướng dẫn các cơ sở đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh để vừa tăng số lượng cơ sở an toàn dịch, vừa tạo lợi thế trong kiểm dịch vận chuyển lưu thông động vật bán đi các tỉnh, thành phố khác khi dịch bệnh xảy ra. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các trang trại chăn nuôi thực hiện tốt việc khai báo chăn nuôi, khai báo dịch bệnh theo quy định của Luật Chăn nuôi và Luật Thú y.
Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai chỉ đạo của UBND Thành phố về quản lý, tái cấu trúc ngành chăn nuôi, xác nhận hồ sơ hợp quy thức ăn chăn nuôi, kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất cho cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn. Phối hợp với các sở ngành tháo gỡ khó khăn trong công tác sản xuất, vận chuyển, tiếp cận thức ăn chăn nuôi phục vụ cho công tác phát triển chăn nuôi trên địa bàn trong tình hình mới, cũng như tham mưu cấp mã QR nhận diện cho các Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn để phù hợp với quy định mới trong lưu thông. Góp phần đáp ứng đầy đủ thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y của người chăn nuôi để đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản Luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong lĩnh vực Chăn nuôi, Thú y và ATPP; các Chương trình, Kế hoạch hành động do Chính phủ, Bộ NN&PTNT, UBND Thành phố ban hành.
Chắc chắn với biện pháp trên được triển khai đồng bộ, công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán đảm bảo hiệu quả, thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững.
Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng – Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nôi.
Hiện tại trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 7.528 trang trại chăn nuôi thuộc các quy mô lớn, vừa, nhỏ. Cụ thể, có 110 trang trại lớn, 1.609 trang trại vừa, 5.809 trang trại quy mô nhỏ. Với chăn nuôi nông hộ, có khoảng 48 ngàn hộ nuôi trâu bò, 45 ngàn hộ chăn nuôi lợn, 101 ngàn hộ chăn nuôi gia cầm.
- phòng chống dịch bệnh li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất