Các địa phương khẩn trương rà soát, bố trí kinh phí để tổ chức phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục và tổ chức tiêm phòng, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu trên 80% số gia súc thuộc diện tiêm.
Bò bị nhiễm bệnh viêm da nổi cục. Ảnh: TTXVN
Trước nguy cơ dịch bệnh viêm da nổi cục tiếp tục phát sinh, lây lan diện rộng là rất lớn, gây thiệt hại cho phát triển chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định về việc tập trung chỉ đạo kiểm soát bệnh viêm da nổi cục.
Theo đó, để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục phát sinh và lây lan diện rộng, khắc phục ngay những khó khăn, tồn tại, bất cập trong phòng, chống dịch bệnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định khẩn trương chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung các nguồn lực quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh.
Các địa phương đang có dịch bệnh viêm da nổi cục cần thực hiện công bố dịch theo quy định; tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch và chống dịch theo đúng quy định.
Các địa phương khẩn trương rà soát, bố trí kinh phí để tổ chức phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục, nhất là kinh phí mua vaccine và tổ chức tiêm phòng, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu trên 80% số gia súc thuộc diện tiêm. Địa phương đẩy mạnh việc xã hội hóa tiêm vaccine phòng bệnh; kinh phí hỗ trợ cho lực lượng thú y và những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch; kinh phí mua thuốc diệt côn trùng, ruồi muỗi, ve, mòng tại các địa phương đang có dịch, địa phương có nguy cơ cao.
Các tỉnh tổ chức giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh; hướng dẫn chủ chăn nuôi trâu, bò tăng cường áp dụng các biện pháp chủ động phòng dịch; tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng, tiêu độc; có giải pháp ngăn chặn, tiêu diệt ruồi, muỗi, ve, mòng.
Đồng thời, tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục tại các địa phương có ổ dịch để phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, lây lan diện rộng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương khẩn trương kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y, nhất là tại cơ sở theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ngành thú y, giai đoạn 2021 – 2030.
Từ đầu năm đến nay, bệnh biêm da nổi cục trên trâu, bò đã xảy ra và lây lan tại 187 hộ chăn nuôi thuộc 33 xã của 8 huyện của tỉnh Quảng Nam với số trâu, bò mắc bệnh là 233 con, chết và tiêu hủy 34 con. Tại Quảng Ngãi, bệnh xảy ra và lây lan tại 896 hộ chăn nuôi thuộc 69 xã của 7 huyện; số trâu, bò mắc bệnh là 980 con, chết và tiêu hủy 229 con. Tại Bình Định, bệnh đã xảy ra và lây lan tại 532 hộ chăn nuôi thuộc 64 xã của 9 huyện của tỉnh Bình Định; số trâu, bò mắc bệnh là 587 con, chết và tiêu hủy 73 con./.
Bích Hồng/BNEWS/TTXVN
- viêm da nổi cục li>
- bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất