[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với 20 thành viên, Hợp tác xã Chăn nuôi Nam Hưng (HTX Nam Hưng) hiện được đánh giá là mô hình hoạt động hiệu quả nhất trên địa bàn huyện Nam Sách (Hải Dương). Mỗi năm, HTX Nam Hưng cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn lợn, tạo thu nhập ổn định cho các hộ chăn nuôi.
Cách làm của HTX Nam Hưng cần được nhân rộng và phát triển
Liên kết để giảm chi phí đầu vào
Cùng với hàng chục HTX khác, năm 2005, HTX Nam Hưng ra đời với sự giúp đỡ của dự án Dialog (do Cộng hòa Pháp tài trợ). Tuy nhiên, sau khi dự án rút đi, tới nay, chỉ còn có duy nhất HTX Nam Hưng là phát triển và không ngừng lớn mạnh.
Với 15 thành viên ban đầu, HTX Nam Hưng với mục đích là tập trung, nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho các hộ gia đình. HTX Nam Hưng với cơ cấu gồm: 1 giám đốc, 1 kế toán, 1 thủ quỹ và 1 kiểm soát được phân công nhiệm vụ rõ ràng.
Các hoạt động chính của HTX Nam Hưng là cung ứng thức ăn đầu vào, tạo vốn cho bà con xã viên, hỗ trợ khoa học kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ đầu ra…
Ngày mới thành lập, do nguồn vốn khó khăn, chỉ được ngân hàng chính sách cho vay vài trăm triệu nên kinh phí hoạt động của HTX Nam Hưng chủ yếu dựa trên sự đóng góp của xã viên và ban chủ nhiệm.
Theo ông Nguyễn Khắc Chức, Giám đốc HTX Nam Hưng cho biết, để tham gia HTX, xã viên phải đáp ứng các điều kiện như: nuôi lợn với số lượng 10 con trở lên; tích cực tham gia hoạt động và chấp hành các điều lệ của HTX; đóng cổ phần 2 triệu đồng để giúp xã viên thiếu vốn cải tạo chuồng trại, mua con giống. Đặc biệt khi vào HTX, nếu là hộ gia đình, cả hai vợ chồng cùng ký vào biên bản, tránh đùn đẩy nghĩa vụ cho nhau.
Theo đó, HTX Nam Hưng ký hợp đồng làm đại lý cấp 1 cho các công ty kinh doanh thức ăn chăn nuôi để được hưởng một số quyền lợi như mua cám với giá ưu đãi; hưởng phần trăm lợi nhuận do nhà máy chi trả; công ty thức ăn chăn nuôi hỗ trợ con giống, kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh, tổ chức hội thảo…
Không những vậy, HTX Nam Hưng coi trọng công tác phòng, chống dịch bệnh là nhiệm vụ bức thiết, sống còn. Ông Chức nhớ lại hồi đầu tiên mới thành lập HTX, mỗi năm ban chủ nhiệm phải tổ chức 6,7 cuộc hội thảo phổ biến kỹ thuật chăn nuôi, phòng dịch bệnh cho bà con.
“Giờ thành nếp rồi, đánh trực tiếp vào túi tiền của mỗi gia đình, cứ đầu lợn mất là chẳng còn lời lãi gì nên nhà nào cũng ra sức học hỏi kỹ thuật”, ông Chức nhấn mạnh. Nhờ đó, vào những thời điểm dịch tai xanh hoành hành khiến người chăn nuôi ở nhiều địa phương lao đao thì các hộ chăn nuôi ở HTX Nam Hưng vẫn đứng vững.
Ước tính, mỗi năm sản lượng lợn thịt HTX cung cấp ra thị trường khoảng trên 300 tấn. Trong HTX , gia đình ông Nguyễn Khắc Chức, ông Vũ Huy Hiển, ông Phan Đình Đậu, ông Trần Đình Chén với hàng trăm con lợn thịt và lợn nái.
Các trại chăn nuôi của thành viên HTX Nam Hưng đều áp dụng mô hình khí sinh học biogas nhằm giảm tác động chất thải với môi trường. Trang trại nhà ông Chức hiện đang sử dụng hệ thống xử lý nước thải với số tiền lên tới 100 triệu, được sở Khoa học – Công nghệ Hải Dương tới giám sát.
Hiện nay, số lợn nái cung cấp cho các thành viên không đủ, vẫn phải đi mua lợn giống từ các hộ gia đình khác. Theo ông Chức, nhờ việc chú trọng cải tạo con giống và đàn nái, hiện hợp tác xã đã cải tạo được số lượng lớn giống lợn và sẽ dần xây dựng trại giống riêng của HTX trong vài năm tới, tiến tới xây dựng thương hiệu lợn của Nam Hưng.
2 năm trở lại đây, đầu ra lợn thịt của người chăn nuôi nói chung và của HTX dễ dàng nên các xã viên chủ động tiêu thụ thịt lợn. Nhưng, từ những năm về trước, khi giá lợn hơi xuống thấp, HTX không bao giờ để xã viên ế lợn, bằng cách đưa những thương lái quen biết đến từng xã viên. Sau đó, thương lái và xã viên tự thỏa thuận giá cả. Hiện, HTX có mối liên kết với các thương lái tương đối rộng với thị trường chính như Quảng Ninh, Bắc Giang.
Ngoài việc hỗ trợ cho bà con xã viên, hàng năm hợp tác xã còn trích ra một khoản tiền để thăm hỏi, động viên các xã viên lúc ốm đau và tổ chức các chuyến tham quan học hỏi các mô hình hiệu quả từ các địa phương khác.
Minh bạch, sòng phằng và mang lợi ích cho xã viên
Chứng kiến sự ra đời của nhiều HTX hoạt động kiểu mô hình của Nam Hưng nhưng đa phần bị tan rã, ông Chức cho rằng, những người trong ban quản lý phải thực sự bỏ chủ nghĩa cá nhân ra một bên, phải vì lợi ích chung. Hoạt động của HTX phải thực sự minh bạch, sòng phẳng, rõ ràng, mang lại quyền lợi cho xã viên. Mọi hoạt động của HTX đều được ghi chép cẩn thận, chi tiết. Bất cứ xã viên nào cũng đều có thể kiểm tra sổ sách, hóa đơn, chứng từ của HTX. “Một hộ gia đình vì không muốn tham gia HTX nữa mà không thanh toán tiền thức ăn gần 10 triệu đồng. Ban chủ nhiệm phải chia nhau chịu mỗi người một tí, tránh ảnh hưởng tới bà con xã viên”, ông Chức kể lại.
Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, rất nhiều hộ chăn nuôi muốn tham gia vào hợp tác xã. Tuy nhiên, theo ông Chức, với số lượng xã viên như trên là phù hợp với năng lực quản lý của ban chủ nhiệm. “Nếu nhiều quá, e khó kiểm soát. Chúng tôi cho rằng hoạt động lấy chất lượng hơn là số lượng”, ông Chức nhấn mạnh.
Khó khăn đối với các thành viên HTX Nam Hưng hiện nay là vốn được vay quá ít. Mỗi năm, HTX Nam Hưng được vay qua con đường Hội Nông dân và Hợp tác xã vài trăm triệu nhưng thực sự không thấm tháp gì so với số tiền HTX lấy thức chăn nuôi mỗi tháng vài tỷ đồng. Hơn nữa, hiện tại, quỹ đất dành cho chăn nuôi để lập trang trại quá hiếm, rất khó khăn cho xã viên của Nam Hưng nuôi lợn theo kiểu chuồng kín.
Thời gian tới, HTX Nam Hưng quyết tâm xây dựng thương hiệu “Thịt lợn sạch Nam Hưng”. Theo đó, năm 2017, gia đình ông Chức cùng với vài hộ gia đình khác trong HTX dự kiến nuôi 100 con lợn nái và 1000 lợn thịt đủ ký hợp đồng cung ứng cho một vài đơn vị.
Khi được hỏi về việc Việt Nam sắp gia nhập TPP, ông Chức cho rằng: chăn nuôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi Nhà nước cần phải chặt chặt đầu vào của các mặt hàng nhập khẩu. Mục đích chính là kiểm soát giá cả và đảm bảo là mặt hàng đó là hàng sạch thật hay sạch giả. Đối với người nông dân, rất cần phải tăng cường hợp tác liên kết với nhau để sản xuất thực phẩm sạch từ sản xuất tới phân phối cho người tiêu dùng thì mới chống được TPP. “Người dân bao giờ cũng muốn ăn đồ tươi sống”, ông Nguyễn Khắc Chức khẳng định.
Hà Ngân
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- thủ tục hành chính li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- ngành sữa li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi lợn li>
- chăn nuôi gia súc li>
- giá lợn hơi li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- dự báo giá heo hơi li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi gà li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- dự báo giá lợn li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- ngành sữa việt nam li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất