Giải chạy vì động vật hoang dã Run For Wildlife 2022 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Giải chạy vì động vật hoang dã Run For Wildlife 2022

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 6/11/2022 – Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đồng hành cùng Sporting Republic tổ chức Giải “Chạy vì Động vật hoang dã – Động vật hoang dã không phải là thuốc ” tại Khu đô thị Ciputra (Hà Nội). Sự kiện năm nay đánh dấu giải chạy thường niên Hanoi Half Marathon vì động vật hoang dã (ĐVHD) lần thứ 7, với mục tiêu khuyến khích cộng đồng KHÔNG sử dụng thuốc từ ĐVHD, đặc biệt những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao như gấu, hổ, tê giác và rùa.

    Các vận động viên tham gia giải chạy

     

    Giải chạy năm nay đã thu hút 358 cá nhân từ 25 quốc gia tham gia với nhiều nhóm chạy từ các câu lạc bộ, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ như nhóm chạy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hay nhóm chạy của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF), Dự án USAID Saving Threatened Wildlife, Tổ chức bảo tồn động, thực vật hoang dã nguy cấp quốc tế (FFI), Tổ chức TRAFFIC. Từng bước chạy của mỗi cá nhân tạo nên 3.696 km chạy vì ĐVHD.

     

    Cao hổ, sừng tê giác, mật gấu và mai rùa đã được sử dụng trong y dược cổ truyền từ nhiều thế kỷ ở Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia Châu Á khác. Thói quen này đã đẩy nhiều loài ĐVHD đến bên bờ tuyệt chủng do nạn săn bắt, buôn bán trái phép ngày một gia tăng để phục vụ nhu cầu làm thuốc cho con người.

     

    “Chúng ta sống trong một xã hội hiện đại và nên tin dùng các phương thức y học được khoa học kiểm chứng. Chấm dứt sử dụng thuốc từ ĐVHD để bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta và vì hành tinh mà chúng ta đang sống”, bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV chia sẻ.

     

    Mỗi ngày, hàng ngàn cá thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm bị săn bắt và buôn bán nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ĐVHD để chữa bệnh hay nâng cao sức khỏe. Hàng trăm cá thể tê giác bị giết hại mỗi năm để lấy sừng, hàng trăm cá thể gấu bị nuôi nhốt trong chuồng cũi chật hẹp để lấy mật, hàng ngàn cá thể rùa bị giết hại để lấy mai và thịt, và những cá thể hổ bị săn bắt và nuôi nhốt chờ ngày nấu cao – nguyên nhân đã khiến hổ rất có thể đã tuyệt chủng ở Việt Nam. “Chúng tôi trân trọng cảm ơn những cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tham gia sự kiện ngày hôm nay để góp phần lan tỏa thông điệp bảo vệ ĐVHD tới hàng triệu người dân khác” – Bà Dung chia sẻ thêm.

    Các thông tin về Thuốc từ động vật hoang dã được trưng bày tại sự kiện

     

    Cũng tại sự kiện, ENV tổ chức triển lãm chia sẻ những thông tin có liên quan tới người tham gia. Thông điệp “Động vật hoang dã KHÔNG phải là thuốc” được truyền tải xuyên suốt chương trình.

     

    Ông David Shin từ đơn vị đồng tổ chức Sporting Republic chia sẻ: “Là đối tác lâu năm của ENV, chúng tôi vui mừng khi một lần nữa giải chạy được đóng góp vào công tác bảo tồn ĐVHD tại Việt Nam. Mỗi cá nhân đều cần có trách nhiệm để dần xóa bỏ tình trạng sử dụng ĐVHD để làm thuốc hoặc nâng cao sức khỏe. Sporting Republic rất vinh dự được đồng hành cùng ENV trong những nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề quan trọng này”.

     

    Giải chạy vì ĐVHD năm nay là một phần của chiến dịch nhằm thay đổi nhận thức và thói quen sử dụng ĐVHD để làm thuốc của người dân Việt Nam, được hỗ trợ bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tổ chức Humane Society International (Úc). ENV xin trân trọng cảm ơn Sporting Republic, Khu đô thị Ciputra và các đối tác vì những đóng góp cho sự thành công của sự kiện lần này cũng như những chiến dịch của ENV trong nỗ lực ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

     

    P.V

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.