[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 31/12/2020, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp là 13.218, trong đó 1571 doanh nghiệp chăn nuôi và 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhằm thúc đẩy, đổi mới hoạt động tổ chức sản xuất, cũng như thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào chăn nuôi. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, chính sách cải thiện môi trường kinh doanh nông nghiệp đã được Chính phủ ban hành tại Nghị quyết số 19/NQ-CP từ năm 2014 – 2018, sau đó là Nghị quyết số 02/NQ-CP giai đoạn 2019 – 2021; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về chính sách phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Cùng với đó, việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính; cắt giảm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; bãi bỏ và đơn giản hóa các điều kiện thành lập doanh nghiệp trong tất cả các ngành nông nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ công trực tuyến qua Hệ thống một cửa quốc gia. Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Thứ hai, Các chính sách ưu đãi về đất đai để thu hút đầu tư vào các dự án nông nghiệp, trong đó có dự án chăn nuôi đã được ban hành như miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, hỗ trợ tập trung đất đai theo Nghị định 57/2018 /NĐ/CP.
Thứ ba, Cũng theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP quy định doanh nghiệp đầu tư các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/ha để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường; doanh nghiệp đầu tư cơ sở giết mổ được hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án để xây dựng hệ thống xử lý chất thải, giao thông, hệ thống điện, nước, nhà xưởng và trang bị các thiết bị cần thiết; mỗi doanh nghiệp đầu tư vào trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt được hỗ trợ 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng hệ thống xử lý chất thải, giao thông, hệ thống điện nước, nhà xưởng và mua các thiết bị cần thiết.
Thứ tư, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122 và Nghị định số 57 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, theo đó, giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN (tối huệ quốc) đối với một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như lúa mì từ 3% đến 0% và ngô từ 5% đến 2%. Từ năm 2020: Miễn thuế GTGT đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp (hiện nay là 5%); Sản phẩm chăn nuôi chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc mới qua sơ chế thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (Luật 106/2026/QH13); Chính sách thuế đã được sửa đổi theo hướng đơn giản và minh bạch; hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế; cải cách thủ tục hành chính thuế để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; Các quy định và ưu đãi về thuế được áp dụng thống nhất cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
Thứ năm, Doanh nghiệp có dự án sản xuất giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao được hỗ trợ bằng 70% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị, xử lý môi trường và không quá 03 tỷ đồng/dự án (Nghị định số 57/2018); Chương trình phát triển nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030: ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí giữ đàn giống gốc vật nuôi; chi phí sản xuất giống gốc… (Quyết định số 703/2020/ QĐ-TTg)
Thứ sáu, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 813/QĐ-NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay đối với khách hàng có dự án đáp ứng tiêu chí chí nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch quy định tại Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN với lãi suất thấp hơn từ 0,5-1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường của các NHTM; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP: Doanh nghiệp được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành. Các công trình xây dựng trên đất như nhà lưới, nhà kính của doanh nghiệp nhận hỗ trợ được coi là tài sản để thế chấp vay vốn.
Thứ bảy, Mức hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, sản xuất sản phẩm mới bằng 70% kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư và 50 % kinh phí đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư hoặc dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học hoặc mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bằng 80% kinh phí thực hiện nhưng không quá 300 triệu đồng/đề tài (hoặc bản quyền hoặc công nghệ) (Nghị định số 57/2018/NĐ-CP); Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo (Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-VPQH Luật thuế TNDN).
Thứ tám, theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP: (i) dự án mà doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị được hỗ trợ lãi suất theo chu kỳ sản xuất của sản phẩm; (ii) Doanh nghiệp tham gia liên kết theo chuỗi giá trị được hỗ trợ kinh phí để tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, mức hỗ trợ 500.000 đồng/nông dân tham gia liên kết và được tập huấn 03 tháng; (iii) Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi bò sữa, bò thịt và liên kết với hộ chăn nuôi được hỗ trợ thêm 10 triệu đồng/con. Nghị định số 98/2018/ NĐ-CP: ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc, thiết bị và xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết (tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng)…
Thứ chín, Chính phủ sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào cơ sở giết mổ bằng 60% kinh phí đầu tư nhưng không quá 15 tỷ đồng/ dự án để xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hệ thống giao thông, điện nước, nhà xưởng và trang bị các thiết bị cần thiết (Nghị định 57/2018); Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15/3/2018 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 có nội dung ưu tiên phát triển máy móc phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản.
Ngọc Anh tổng hợp
- chính sách chăn nuôi li>
- Các chính sách thu hút chăn nuôi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất