Thực hiện dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động, thời gian qua, Hội Nông dân xã Thành Thới A (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) đã vận động hơn 20 hội viên tham gia thực hiện mô hình nuôi trùn quế kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đến nay, nhiều hộ dân đã thành công với mô hình, bước đầu hỗ trợ sinh khối trùn quế cho các hộ dân khác để nhân rộng mô hình.
Mô hình nuôi trùn quế tại xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam mang lại hiệu quả cao về kinh tế và bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bắt đầu từ đầu năm 2023, Hội Nông dân xã Thành Thới A đã tuyên truyền hướng dẫn cho các hội viên về mô hình nuôi trùn quế. Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ nuôi trùn quế vừa có lợi trong xử lý môi trường, vừa cho thu nhập ổn định, một số hội viên nông dân trên địa bàn đã đầu tư thực hiện mô hình này.
Trùn quế là loại thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, giá thành rẻ. Với đặc điểm rất giàu đạm, lượng protein thô chiếm tới 70% trọng lượng khô, trùn quế trở thành một nguồn thức ăn lý tưởng cho gà và các loại vật nuôi khác. Nuôi trùn quế không mất quá nhiều thời gian chăm sóc, lại cho hiệu quả kinh tế cao. Với đặc tính ưa thích thức ăn là phân động vật, nên trùn quế nhanh chóng “xử lý” phân động vật sau khi ngâm ủ cùng chế phẩm vi sinh giúp khử mùi hôi, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
Để nuôi trùn quế đạt hiệu quả cao phải đảm bảo các yếu tố chuồng trại kiên cố, có mái che chắc chắn, nguồn thức ăn cho trùn đầy đủ. Điều quan trọng là phải tạo độ ẩm tốt, kín đáo bởi trùn rất sợ ánh sáng. Mỗi chuồng trùn quế rộng 3 – 5m2, lót bạt ở trên, mái che cách mặt luống khoảng 1m. Chuồng cần được tạo độ ẩm 75 – 80%, nhiệt độ từ 20 – 28oC, mỗi ngày cần phun nước 1 – 2 lần. Quá trình nuôi nếu phát hiện có kiến phải diệt ngay bằng cách đốt lửa theo hướng kiến bò, hoặc bôi thuốc diệt kiến lên vách chuồng. Nhờ đó, trùn quế sinh trưởng nhanh, phân hủy chất thải tốt, biến phân gia súc và các phụ phẩm khác thành phân hữu cơ nhiều dinh dưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Gia đình ông Trương Văn Quắn, ngụ tại ấp Thành Long, đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trại nuôi trùn quế. Ông Quắn cho biết: “Với mô hình nuôi trùn quế, gia đình ông giải quyết được lượng phân do đàn bò thải ra mỗi ngày nên không còn ô nhiễm môi trường như trước đây. Phân bò được ủ qua chế phẩm sinh học thì không còn mùi hôi thối, sử dụng làm thức ăn hàng ngày cho trùn quế”.
Hộ của ông Nguyễn Văn Nết, ngụ tại ấp Tân Phong, cũng là một trong những hộ đi đầu trong phong trào nuôi trùn quế. Ông Nết chia sẻ: “Mô hình này không những giúp gia đình ông tiêu hủy lượng phân của hoạt động chăn nuôi bò mà còn cho thu nhập tương đối cao. Trung bình mỗi tháng, ông Nết có thể kiếm từ 1 – 2 triệu đồng từ việc bán trùn quế”.
Góp phần phát triển kinh tế gia đình
Nuôi trùn quế kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm là mô hình bước đầu phát huy hiệu quả ở xã Thành Thới A. Qua mô hình có thể thấy rõ ràng rằng, lượng chất thải chăn nuôi được sử dụng làm thức ăn cho trùn quế đã được xử lý rất đáng kể, qua đó đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn. Phân trùn quế có thể tận dụng để bón các loại cây trồng, rau xanh… nhờ vậy giảm được khá nhiều chi phí trong sản xuất nông nghiệp.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Thành Thới A Nguyễn Thanh Tuấn: “Ngoài đem lại hiệu quả kinh tế cao, mô hình nuôi trùn quế còn góp phần xử lý ô nhiễm môi trường chất thải trong chăn nuôi cũng như hóa chất trong nông nghiệp. Đây là bước phát triển trong sản xuất nông nghiệp tại xã Thành Thới A. Theo kế hoạch, Hội nông dân xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động để nhân rộng mô hình này trong toàn xã”.
Sự thành công bước đầu của mô hình nuôi trùn quế tại xã Thành Thới A đã và đang tạo cơ hội cho nông dân có một nguồn thu nhập đáng kể khi tạo thành được vòng tuần hoàn trong nông nghiệp. Việc xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả như mô hình nuôi trùn quế đã góp phần không nhỏ trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn xã. Thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn tăng đáng kể, góp phần xây dựng thành công xã nông thôn mới tại địa phương.
Bài, ảnh: Bảo Duy
Nguồn: Báo Đồng Khởi
- nuôi trùn quế li> ul>
- Khắc phục chăn nuôi sau báo để phòng chống dịch bệnh
- Lệ phí thú y và phí trong lĩnh vực chăn nuôi giảm 50%
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
Tin mới nhất
T6,13/09/2024
- Khắc phục chăn nuôi sau báo để phòng chống dịch bệnh
- Lệ phí thú y và phí trong lĩnh vực chăn nuôi giảm 50%
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất