Kinh tế thế giới
Các thông tin công bố trong tuần vừa qua cho thấy, chính sách thắt chặt tiền tệ của FED đã bắt đầu có tác dụng đối với kinh tế Mỹ, trong khi kinh tế Trung Quốc và EU vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
Tiêu dùng tại Mỹ dự báo sẽ chậm lại trong quý IV
Tại Mỹ: Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 10/2022 tăng chậm lại, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn so với CPI của tháng 9/2022. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 10/2022 ở mức thấp nhất kể từ tháng 1/2022. Điều này cho thấy khả năng lạm phát tại Mỹ có thể đã qua đỉnh.
Trong khi đó, thị trường lao động cũng đã bắt đầu bị tác động khi làn sóng cắt giảm lao động tại Mỹ đang diễn ra mạnh mẽ. Như vậy có thể thấy chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và hạ nhiệt thị trường lao động của FED đã có dấu hiệu phát huy tác dụng. Với những tín hiệu này, FED đã phát tín hiệu có thể tăng lãi suất với tốc độ chậm lại.
Tuy nhiên, kinh tế Mỹ vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới khi lạm phát mặc dù tăng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao, khiến chi tiêu tiêu dùng sẽ chậm lại trong quý IV/2022. Chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ được dự báo sẽ chậm lại trong quý IV năm nay, mặc dù doanh số bán lẻ tháng 10/2022 tăng vượt kỳ vọng ở mức 1,3%.
Theo Đại học Michigan (Mỹ), chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ trong tháng 11/2022 ở mức 54,7, giảm 8,7% so với kết quả của tháng trước và thấp hơn nhiều so với ước tính 59,5. Chỉ số này cho thấy người tiêu dùng, những người có mức chi tiêu chiếm 68% GDP của Hoa Kỳ, đang thận trọng khi bước vào mùa mua sắm quan trọng trong dịp lễ cuối năm.
Tại Trung Quốc: Kinh tế Trung Quốc tháng 10/2022 đã tăng chậm lại do số ca mắc Covid-19 tăng làm cản trở hoạt động sản xuất. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 10/2022 chỉ tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng 6,3% trong tháng 9/2022.
Trong khi đó, doanh số bán lẻ trong tháng 10/2022 giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 2,5% trong tháng 9/2022 và thấp hơn nhiều so với dự báo tăng 0,7%. Như vậy có thể thấy kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều khó khăn trong các tháng cuối năm 2022 khi cả cầu trong và ngoài nước đều đang chậm lại.
Gần đây, chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế nhằm kiểm soát dịch Covid-19 và tăng cường hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, nhưng vẫn cần có thời gian để những điều chỉnh này mang lại động lực cho tăng trưởng.
Tại châu Âu: Giá năng lượng và lạm phát cao khiến châu Âu đang phải đối mặt với một giai đoạn rất khó khăn. Trong “Dự báo mùa Thu”, EC dự báo kinh tế của EU sẽ suy giảm trong ba tháng cuối năm 2022 và những tháng đầu năm 2023. Lạm phát tại châu Âu tiếp tục tăng nhanh hơn dự kiến và mức đỉnh lạm phát dự kiến sẽ chuyển sang quý IV năm nay, đồng thời nâng dự báo tỷ lệ lạm phát hàng năm lên 9,3% ở EU và 8,5% ở Eurozone. Áp lực lạm phát gia tăng từ đầu năm 2022 khiến thu nhập khả dụng giảm sút, người tiêu dùng châu Âu buộc phải kiểm soát chi tiêu để hạn chế tác động của lạm phát.
Có 58% người tiêu dùng đã phải cắt giảm các nhu cầu thiết yếu, trong đó 35% sử dụng tiết kiệm cá nhân và vay nợ để thanh toán hóa đơn. Năm 2023, EC dự báo tăng trưởng GDP ở cả khu vực EU và Eurozone ở mức 0,3%, thấp hơn nhiều so với mức 1,5% và 1,4% được đưa ra trong dự báo tháng 7/2022. EC dự báo lạm phát tại châu Âu sẽ giảm vào năm 2023, nhưng vẫn ở mức cao là khoảng 7% ở EU và 6,1% ở Eurozone.
Kinh tế trong nước
Kinh tế thế giới rơi vào trạng thái lạm phát đình đốn, cùng áp lực tăng lãi suất ở các nền kinh tế lớn đã và sẽ có tác động đến Việt Nam. Theo đó tình hình sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ trong nước chậm lại do nhu cầu trong nước và nước ngoài chững lại.
Kinh tế thế giới gặp khó khăn khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa toàn cầu giảm, trong khi nhu cầu trong nước cũng có thể bị ảnh hưởng trong vài tháng tới do lãi suất tăng cao.
Tuần vừa qua, thị trường tài chính trong nước vẫn biến động phức tạp khi nhiều ngân hàng lớn tiếp tục tăng lãi suất huy động gây áp lực đến lãi suất cho vay. Trong khi đó, áp lực tỷ giá giảm đáng kể sau khi Ngân hàng Nhà nước có một số biện pháp ứng phó và đồng USD trên thị trường hạ nhiệt. Lãi suất huy động liên tục tăng, Room tín dụng không nhiều, trong khi dịp cao điểm về nhu cầu vốn cuối năm đang đến gần đang gây áp lực lớn với lãi suất cho vay.
Đến giữa tháng 11/2022, các ngân hàng đã cập nhật biểu lãi suất cho vay mới với mức tăng 0,1-0,5 điểm phần trăm. Trong khi lãi suất huy động và lãi suất cho vay tăng, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lại liên tục giảm trong tuần vừa qua.
Trước tình hình này, NHNN đã đẩy mạnh hoạt động hút thanh khoản. Theo NHNN, lãi suất vay VND bình quân trên thị trường liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính và chiếm tới 90% tổng giá trị giao dịch) đã giảm xuống còn 4,2% vào phiên 15/11/2022 từ mức 6 – 7%/năm vào đầu tháng. Lãi suất các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần và 1 tháng cũng có xu hướng giảm.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ linh hoạt sử dụng các công cụ để điều hành lãi suất VND liên ngân hàng theo mục tiêu với độ chênh so với lãi suất USD khoảng 2-3% nhằm giảm bớt áp lực lên tỷ giá; đồng thời duy trì bơm thanh khoản thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn giấy tờ có giá, đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Đồng USD trong nước hạ nhiệt khi tỷ giá trung tâm giảm từ mức trên 23.770 đồng/USD vào ngày 25/10/2022 xuống còn 23.677 đồng/USD ngày 16/11/2022. Tỷ giá bán USD tại Hội sở Ngân hàng Nhà nước và tỷ giá USD/VND trên hệ thống ngân hàng thương mại cũng giảm.
VICTIC
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương)
Theo lãnh đạo của một trong những doanh nghiệp hàng đầu về chăn nuôi, sức mua trên thị trường hiện nay rất thấp, nhiều bếp ăn tập thể, khu công nghiệp giảm giờ làm, giảm lao động… đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thịt lợn. Trong khi đó, nhiều công ty chăn nuôi đã gia tăng sản lượng khá nhiều trong thời gian qua, cung đang vượt cầu rất lớn khiến các công ty chỉ còn cách bán giá thấp để kích cầu.
- chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- lãi suất li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất