[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mỗi năm, các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) chăn nuôi gần 300 triệu con lợn. Khoảng 20 năm lại đây, số lượng trại nuôi lợn giảm nhưng quy mô tăng, do EU ngày càng siết chặt hơn các quy định và chính sách của mình đối với ngành chăn nuôi.
Chỉ tắm cho lợn 1 lần
Trang trại của ông Peter Adwin (miền Nam Hà Lan) đang nuôi 2.000 con lợn theo mô hình khép kín.
Trại lợn của ông Adwin không khác nhiều so với ở Việt Nam (sàn có hệ thống chống nóng, có quạt gió, đồ chơi để lợn giải tỏa căng thẳng…). Nhưng đặc biệt nhất ở đây là lợn đực không bị thiến, nếu muốn tiêu thụ chúng ở thị trường nội địa. Chính phủ quy định, lợn đực được giữ nguyên tinh hoàn; đó cũng là cách để thịt giữ nguyên hương vị.
Mỗi trang trại thế này mỗi ngày thải ra hàng chục tấn phân, nước tiểu. Hệ thống xử lí nước thải giá đắt, có thể tới hàng vạn Euro, nhưng các trại đều phải tự đầu tư và đều phải làm sao cho lượng chất thải ít nhất.
Gia đình ông Adwin có truyền thống nuôi lợn 3 đời nay và chẳng ai muốn tắm cho lợn. Chi phí xử lí chất thải càng lớn nếu nước thải chảy xuống hố phân. Vì thế, bầy lợn nhà ông chỉ được tắm 1 lần duy nhất là trước khi vào lò mổ. Khí hậu châu Âu mát mẻ nên việc không tắm cho lợn chẳng ảnh hưởng gì.
Tại EU, trang trại chăn nuôi được cấp hạn mức khí thải gây ô nhiễm theo quy định từ năm 1990. Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa được xả vào môi trường, sau đó phân bổ cho từng vùng, từng trang trại. Khi có hạn mức chất thải, các trang trại có thể mua bán cho nhau hạn mức này. Có 2 phương án: trang trại phải tự đầu tư hệ thống xử lí sao cho chất thải ra môi trường đúng tiêu chuẩn; hoặc phải mua hạn mức khí thải gây ô nhiễm từ trang trại khác.
Ông Roger Waite, tư vấn truyền thông nông nghiệp nông thôn của Uỷ ban châu Âu (EC), cho biết: Luật về phát thải chất gây ô nhiễm giúp những người chăn nuôi có quy mô ý thức về bảo vệ môi trường. Theo quy định, mỗi ha đất chỉ được thải 170 kg Ni-tơ. Tuy nhiên, luật phát thải cũng linh hoạt khi để các quốc gia tự đưa lượng phát thải phù hợp quốc gia mình. Các quốc gia thường xuyên đấu tranh quyết liệt để có được điều này. Ví dụ, tại Hà Lan, khí hậu thích hợp cho cỏ, đậu tương, ngô phát triển mạnh, có thể gấp 4 lần so với nước khác; chăn nuôi bò, lợn cũng được đẩy mạnh.
EU ngày càng siết chặt hơn các quy định và chính sách đối với ngành chăn nuôi
Chủ trang trại tự thụ tinh cho lợn
Tại Hà Lan và nhiều nước EU, hàng chục năm nay duy trì việc tự thụ tinh cho trại lợn của mình.
Trang trại của ông Petter ở Đức giống như hàng triệu nông dân EU khác, thay vì mời bác sĩ thú y phối tinh cho đàn lợn nái thì hàng chục năm nay ông tự làm. Mỗi con lợn nái được thụ tinh 2 lần, cách nhau 12 giờ. Trong 3 giờ, với 2 người, ông Petter có thể thụ tinh cho hàng trăm con lợn. Việc tự thụ tinh cho đàn lợn giúp ông biết chính xác thời điểm phù hợp và giảm nguy cơ dịch bệnh.
Trước đây việc thụ tinh cho lợn được thực hiện bởi một nhóm bác sĩ thú y. Tuy nhiên, việc di chuyển từ trại này tới trại kia của họ là một phần khiến cho bệnh trên lợn bùng phát thành dịch. Trong quá khứ, EU phải đối mặt nhiều loại dịch bệnh, một phần do các nhóm người thụ tinh lợn di chuyển từ trang trại này sang trang trại khác. Đó cũng là lí do khiến EU siết chặt vệ sinh trong chăn nuôi.
Ông Roger Waiter, tư vấn truyền thông nông nghiệp nông thôn – EC cho biết: “Luật tự thụ tinh cho gia súc trong trang trại cũng thuộc các biện pháp cứng rắn nhằm tăng cường vệ sinh trong chăn nuôi. Nếu người chăn nuôi không làm được việc này an toàn, anh ta phải nhờ cố vấn hướng dẫn đào tạo và nhờ chuyên gia thực hiện.
Chính sách dán nhãn thực phẩm
Công ty Vion ở Hà Lan mỗi ngày giết mổ 45.000 con lợn với 3.600 tấn thịt, doanh thu mỗi năm tới 5 tỉ Euro và phân phối tới 100 triệu người/ngày.
Luật pháp EU đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và coi trách nhiệm đầu tiên thuộc về nơi sản xuất. Ông Derk Orgurg DVM, trưởng phòng quản lý chất lượng thực phẩm Cty Vion Hà Lan nói: “Chúng tôi đảm bảo thịt phải được sản xuất đúng quy trình, nghiêm ngặt từ khâu chăn nuôi tới giết mổ, phân phối. Chúng tôi phải nghĩ xem có những chất độc hại nào có thể xuất hiện từ lợn để tập trung quản lý triệt để; phân tích, phân loại các nguy cơ đó và có cách xử lí khác nhau. Chúng tôi công khai và cung cấp cho người tiêu dùng”.
Lợn đưa tới Công ty bằng xe container; chúng được tắm với nước và hóa chất để đảm bảo không còn mầm bệnh từ trang trại. Sau đó, chúng được làm ngất bằng khí và đưa lên dây chuyển. Lúc này, lợn đã chết được nhúng xuống nước nóng cạo lông và hơ qua lửa để loại trừ những vi khuẩn trên da và trong ruột. Cuối cùng, chúng được giết mổ rồi phân loại nội tạng, thịt. Sau đó đóng gói, đưa đến nhà phân phối và siêu thị.
“Chúng tôi thực hiện những công đoạn này nghiêm ngặt trên các thiết bị hiện đại. Công nhân vào nhà máy phải sử dụng đồ bảo hộ, rửa xà phòng và không được động vào thịt rơi trên sàn. Mục đích là tạo ra sản phẩm thịt tươi, an toàn cho người tiêu dùng”.
Ngoài ra, EU còn áp dụng dán nhãn thịt 1, 2, 3 sao. Sao càng lớn giá bán càng cao. Ông Jurjen Worp – Giám đốc truyền thông và marketing hệ thống COOP Hà Lan, cho biết: 1 sao cung cấp thịt lợn mà vật nuôi được chăm sóc tốt hơn bình thường; 3 sao là chăn nuôi tốt, nhất là thịt lợn hữu cơ. Thời gian gần đây, thịt lợn 3 sao ngày càng được khách hàng tìm tới mua nhiều hơn”.
EU có hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm với các doanh nghiệp, các quốc gia thành viên phải cam kết thực hiện đúng. Tại các siêu thị, khi sản phẩm được dán nhãn phải đảm bảo chính xác thông tin. Nếu sai, người tiêu dùng biết, truyền thông vào cuộc thì thương hiệu đó mất khách hàng.
Phòng thí nghiệm kiểu EU
Tại EU có nhiều phòng thí nghiệm mô phỏng quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và việc sản xuất không ngừng được cải thiện.
Trung tâm thí nghiệm về TĂCN Feed Design Lab tại Hà Lan có 4 tầng, nhằm mô phỏng quá trình sản xuất TĂCN. Ở EU, việc cải thiện thức ăn cho vật nuôi được ưu tiên hàng đầu vì nó chiếm 70%. Bà Trudy Van Megen Boekestin, giám đốc phòng nghiên cứu FEED Design Lab, cho biết: TĂCN là hỗn hợp nhiều thành phần; điều quan trọng là thức ăn phải dễ tiêu hóa, thân thiện động vật. Tại phòng thí nghiệm kiểu như mô hình này đang thu hút sự quan tâm hơn 60 đối tác chính là chủ doanh nghiệp và chủ trang trại. Điểm đặc biệt, nó cho phép người thực hiện có thể can thiệp vào bất kì công đoạn nào của dây chuyền sản xuất, tức là họ có thể tạo ra TĂCN theo sở thích riêng.
Với nhiều loại vật nuôi, cần những loại TĂCN riêng. Tại đây chúng tôi có thể thử nghiệm với những nguyên liệu mới, kích cỡ khác nhau. Các trang trại và doanh nghiệp có thể vừa học hỏi vừa rút kinh nghiệm và nghĩ ra những khả năng mới cho TĂCN của mình.
Ông Jan Janssen, giám đốc HTX Vitelia – Hà Lan nói: “Chúng tôi thường xuyên thử nghiệm nguyên liệu thô, thậm chí từ đất để có những công thức sản xuất TĂCN mới. Sản xuất TĂCN có 3 yếu tố quan trọng: vật liệu TĂCN, sức khỏe động vật và công nghệ mới. Đó cũng là hướng nghiên cứu của đơn vị mang ra mô hình. Theo thống kê, hoạt động phòng thí nghiệm giúp EU giải bài toán TĂCN. TĂCN dành cho vật nuôi, vật nuôi tạo ra nguồn thực phẩm cho con người. TĂCN tác động mạnh tới sức khỏe người tiêu dùng. Chi phí thức ăn đang chiếm 60-70% chi phí chăn nuôi. Chúng tôi đang tích cực nghiên cứu sao cho 1 kg thức ăn cho 1 kg lợn. Tương lai sẽ khan hiếm nguyên liệu TĂCN; các đơn vị như chúng tôi buộc phải tìm ra những nguyên liệu mới bền vững hơn”.
Ông Jan Janssen, giám đốc HTX Vitelia – Hà Lan nói: “Sẽ đến ngày vật nuôi không còn thức ăn, vì thế chúng tôi phải nghiên cứu những nguyên liệu thô ở địa phương hoặc thực phẩm thừa của người. Chúng tôi không muốn phụ thuộc nguồn nguyên liệu như đậu tương từ Mỹ. Điều này buộc chúng tôi phải thử nghiệm những loại TĂCN mới, như tảo biển, chúng rất nhiều vitamin, Omega 3; nhưng tảo biển ướt nên chúng tôi phải thử nghiệm những thiết bị mới phù hợp nguyên liệu ướt. Một gợi ý là dùng côn trùng làm TĂCN, vì chúng rất giàu protein giúp vật nuôi khỏe hơn và giảm bệnh tật. Tuy nhiên, ở EU, đạm động vật chưa được phép dùng trong TĂCN, đó là điều chúng tôi đang hướng tới”.
Minh Thư
Ngành công nghiệp thực phẩm tạo việc làm cho 49 triệu người, mỗi năm thu về 120 tỉ Euro. Ở EU, sản xuất thịt theo quy trình chặt chẽ, khoa học. Trang trại chăn nuôi được cấp hạn mức khí thải gây ô nhiễm. Nông dân có thể tự phối giống cho lợn. Nhà quản lý tăng cường tạo ra những loại TĂCN mới chất lượng cao, giá hợp lí. Và hơn hết, EU có chính sách dán nhãn thực phẩm hiệu quả, giúp quản lý chất lượng thực phẩm…
- chăn nuôi hiệu quả li>
- giá gia cầm li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- giá gà hơi li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- kháng sinh li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- người chăn nuôi li>
- cách chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- giá gà li>
- nhà chăn nuôi li>
- ngành sữa li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi lợn li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- giá lợn hơi li>
- chăn nuôi gia súc li>
- dự báo giá heo hơi li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất