[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Thú y, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.217 ổ dịch tại 53 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 57.914 con lợn. Hiện nay, có 45 xã thuộc 27 huyện của 16 tỉnh chưa qua 21 ngày. So với cùng kỳ năm 2021, số ổ dịch giảm 60%, số lợn bị phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm gần 80%.
Cục Thú y nhận định nguy cơ Dịch tả lợn châu Phi (ASF) tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao vì: (i) Đặc điểm của vi rút ASF rất nguy hiểm đối với lợn, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp; (ii) Hiện chưa có thuốc, vắc xin phòng bệnh, trong khi tổng đàn lợn có thể tăng cao trong thời gian tới; (iii) Chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi đó không đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học; (iv) Việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn gia tăng phục vụ nhu cầu cuối năm; (v) Thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, diễn biến phức tạp, mưa lớn, gây bất lợi cho sức khỏe đàn vật nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh (đang tồn tại trong môi trường và trên một số đàn vật nuôi) có thể gây bùng phát dịch.
Cũng theo Cục Thú y, kế hoạch giám sát chất lượng và sử dụng 1,2 triệu vắc xin phòng bệnh ASF do Công ty Cổ phần thuốc thú y Navetco và Công ty TNHH MTV AVAC Việt Nam sản xuất.
Mục tiêu của các Kế hoạch nhằm: (i) Bảo đảm các vắc xin DTLCP NAVET-ASFVAC và AVAC ASF LIVE đạt yêu cầu về chất lượng (vô trùng, an toàn và hiệu lực) trước khi đưa vào sử dụng tại thực địa của ít nhất 10 lô vắc xin sản xuất liên tiếp; (ii) Tổ chức đánh giá các vắc xin NAVETASFVAC và AVAC ASF LIVE trong điều kiện chăn nuôi thực tế nhằm bảo đảm việc sử dụng vắc xin phòng bệnh ASF trên diện rộng an toàn, hiệu quả.
Kết quả như sau:
Công ty NAVETCO đã cung ứng, phối hợp với các cơ quan có liên quan, người chăn nuôi sử dụng 28.733 liều vắc xin DTLCP NAVET-ASFVAC tại 23 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Kết quả, về cơ bản số lợn được tiêm phòng đều an toàn, hiệu quả, phát triển tốt; ngoại trừ 1.392 con lợn (chiếm 4,8%) có phản ứng, chết tại 3 tỉnh (Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi) do tiêm vắc xin nhưng không theo đúng chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, không theo hướng dẫn của Cục Thú y, cụ thể do: (i) Tiêm không đúng đối tượng lợn thịt 8 – 10 tuần tuổi được chỉ định sử dụng vắc xin (tiêm vắc xin cho đàn lợn nái, đực giống và lợn con theo mẹ); (ii) Tiêm cho các đàn lợn ở vùng dịch tễ phức tạp, có mầm bệnh DTLCP thực địa và nhiều mầm bệnh khác lưu hành; (iii) Tiêm không có giám sát, theo dõi của các cơ quan thú y; (iv) Người tham gia tiêm vắc xin không đúng kỹ thuật, không đảm bảo an toàn sinh học trong qua trình triển khai nên đã làm lây lan mầm bệnh, dẫn đến lợn bị bệnh và chết; (v) Nhiều trường hợp người chăn nuôi bán chạy lợn, sau đó khai báo lợn bị chết do tiêm phòng, nhưng không có sự chứng kiến, xác nhận của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y.
Cùng với đó, Công ty AVAC đã cung ứng, phối hợp với các cơ quan có liên quan, người chăn nuôi sử dụng 1.352 liều vắc xin Dịch tả lợn châu Phi: AVAC ASF LIVE trên diện hẹp tại 03 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước (Hà Nội, Bắc Giang và Hòa Bình). Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố và Công ty AVAC 100% số lợn được tiêm phòng đều an toàn, hiệu quả, phát triển tốt.
P.V
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất