Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang: Nhiều hoạt động sáng tạo - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Thái Bình, Phú Thọ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Tiền Giang, Trà Vinh 61.000 đ/kg
    •  
  • Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang: Nhiều hoạt động sáng tạo

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang đã tham gia đóng góp, đồng hành cùng sự phát triển của ngành chăn nuôi tỉnh nhà bằng những việc làm thiết thực.

    Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang kết hợp với một số doanh nghiệp tổ chức hội thảo Góc nhìn mới về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

     

    Thường xuyên tổ chức hội thảo phổ biến kiến thức

     

    Theo ông Nguyễn Minh Thuần, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang, trong quá trình hoạt động, Hội cũng thường xuyên phối hợp tổ chức hội thảo với Trường Đại học (Đại học Nông Lâm TP.HCM, các công ty (C.P, Boehringer, Tân Tiến, Anco và Proconco, R.E.P Biotic, Woosung, Innotech..), Hiệp Hội Đậu nành và Ngũ cốc Hoa Kỳ..về chủ đề chiến lược phát triển chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh trên động vật.

     

    Hội cũng thường xuyên tổ chức cho hội viên, người chăn nuôi và các đơn vị liên quan tham quan Hội chợ Triển lãm Vietstock,  ILDEX; tham quan các điển hình chăn nuôi tốt nhằm không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi cho Hội viên và người chăn nuôi.

     

    Với công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y, góp phần giảm thiểu rủi ro, tăng thu nhập cho hội viên và người chăn nuôi.

     

    Giải quyết được nhiều vấn đề chuyên môn

     

    Cũng theo Chủ tịch Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang, trong giai đoạn 2017-2022, Hội đã giải quyết được nhiều vấn đề chuyên môn trong chăn nuôi như:

     

    Hưởng ứng chương trình không sử dụng chất cấm của Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức nhiều chương trình giúp người chăn nuôi nhận thức việc sử dụng chất cấm, chất tạo nạc ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

     

    Đặc biệt trong giai đoạn giá heo hơi giảm sâu dưới giá thành sản xuất kéo dài trong những năm 2017 – 2018. Hội phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền hổ trợ tìm đầu ra heo hơi, giúp người chăn nuôi vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.

     

    Ngày 17/05/2017, Hội phát động chương trình giải cứu thịt heo cho bà con chăn nuôi trong tỉnh Tiền Giang; vận động tổ chức các quầy sạp giết mỗ và bán thit heo cho các trại, giải quyết tình trạng tồn đọng heo quá lứa xuất chuồng,giảm bớt gánh nặng thua lỗ cho người chăn nuôi. Từ mô hình tự giải cứu thịt heo, Hội vận động hộ chăn nuôi liên kết sản xuất thành lập các tổ hợp tác chăn nuôi để tự cứu mình vượt qua khó khăn, tiến đến mô hình sản xuất Hợp tác xã là  định hướng sản xuất tiến bộ theo chủ trương của Nhà nước hiện tại và trong tương lai.

     

    Hội cũng tạo cầu nối và tiếp cận nguồn vốn ngân sách của tỉnh hổ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ngày 15/08/2018, thành viên hội thành lập Hợp tác xã chăn nuôi Hòa Định tại xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo là hợp tác xã chăn nuôi đầu tiên tại tỉnh Tiền Giang và tới ngày 27/03/2018 thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp & Dịch vụ huyện Tân Phước.

     

    Năm 2019 bệnh Dịch tả heo Châu Phi đã gây thiệt hại nặng nề đàn heo Tiền Giang, cho đến nay dịch bệnh tạm lắng nhưng vẫn âm ỉ và bộc phát bất kỳ thời điểm nào. Hội đã tham gia nhiều chương trình phòng chống dịch bệnh cùng các cơ quan chuyên môn trong tỉnh, tổ chức nhiều chương trình hội thảo, tọa đàm vận động người chăn nuôi tích cực, chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh.

     

    Ngày 16/08/2019 Hội phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức buổi hội thảo chuyên đề: “Bệnh Dịch tả heo Châu Phi: Phòng chống bằng An toàn sinh học như thế nào cho đúng”.

     

    Từ kết quả nghiên cứu và theo dõi của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tiền Giang Hội khuyến khích người chăn nuôi ứng dụng “Giờ vàng” trong công tác phòng chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi. Ứng dụng này đã đem lại kết quả giảm tổn thất cho người chăn nuôi và tiết kiệm được nguồn ngân quỹ chống dịch của tỉnh nhà.

             

    Những năm đầu nhiệm kỳ là giai đoạn khó khăn cho sản xuất chăn nuôi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kéo dài từ năm 2020 đến cuối năm 2021.

     

    Tác động giản cách xã hội trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi khiến giá cả trên thị trường trở nên mất kiểm soát; Có nơi không tiêu thụ được sản phẩm làm tồn đọng số luợng rất lớn gây thua lỗ, có nơi lại bị thiếu hụt làm tăng giá bán trên thị trường gây khó khăn cho đời sống của người dân.

     

    Trong hoàn cảnh khó khăn trên, Hội sắp xếp nhiều buổi hội thảo trực tuyến, kết nối giữa các đơn vị, công ty trong ngành với bà con chăn nuôi để giúp đỡ, giải quyết những ách tắc của lưu thông phân phối, giữ vững sản xuất.

     

    Ngày 18/08/2021 Hội gửi công văn 03/KH-HCN đến Sở NN&PTNT và UBND tỉnh Tiền Giang trình “Kế hoạch cung cấp thực phẩm online cho người tiêu dùng”(trong bối cảnh giản cách xã hội theo chỉ thị 16/CT-TTg).

     

    Trong khoảng thời gian từ năm 2020, trên địa bàn Tiền Giang đang xuất hiện chủng cúm gia cầm mới H9N2 gây thiệt hại nặng trên năng suất gà đẻ trứng thương phẩm,tình hình dịch bệnh khiến nhiều người chăn nuôi gà đẻ trứng rất lo lắng. Vì vậy, ngày 21/04/2022 Hội tổ chức hội thảo “Bệnh cúm gia cầm H9N2 trên gà đẻ trứng thương phẩm”và giải pháp phòng chống bệnh.

     

    Hiện tại Người chăn nuôi heo rất nôn nóng chờ đợi vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi chính thức phân phối ra thị trường; Nhưng trong khi chờ đợi vẫn phải áp dụng các giải pháp bảo toàn đàn heo nuôi. Đáp ứng nhu cầu đó, ngày 11/11/202,  Hội phối hợp Chi cục Chăn nuôi Thú y Tiền Giang tổ chức buổi hội thảo khoa học với chủ đề: “Góc nhìn mới về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi”. Buổi hội thảo đã mang đến nhiêu thông tin mới giúp người chăn nuôi vững tin trong việc phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này.

     

    PV

    Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang (Hội) được thành lập năm 2010. Năm 2016, Hội có 192 hội viên, đến nay năm 2022 đã phát triển được 150 hội viên, nâng tổng số hội viên là 342 người là các nhà quản lý, người chăn nuôi, doanh nghiệp…

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.