Sau nhiều năm làm ăn ở tỉnh Bình Dương, vợ chồng anh Hoàng Huỳnh Ngư (SN 1988, trú tại thôn 8, xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) quyết định về quê lập nghiệp. Nhờ đầu tư đúng hướng, nên đến nay mô hình trang trại của vợ chồng anh đạt doanh thu trên 3 tỷ đồng/năm.
Cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Hương Sơn tham quan mô hình của anh Ngư
Năm 2012, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Lâm nghiệp (Hà Nội) chuyên nghành chế biến lâm sản, anh Hoàng Huỳnh Ngư vào làm việc tại Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Việt (thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) với mức thu nhập 12 triệu đồng/tháng. 2 năm sau, anh Ngư se duyên cùng chị Lê Thị Thu Trang cũng làm việc tại đây, là đồng hương cùng quê xã Sơn Giang.
Những tưởng cuộc sống, công việc ổn định với mức thu nhập bình quân của 2 vợ chồng trên 20 triệu đồng/tháng, đôi vợ chồng trẻ sẽ gắn bó lâu dài ở đây nhưng khi chị Trang vừa sinh con nhỏ, đầu năm 2015 anh Ngư quyết định một mình trở về quê nhà tìm hướng làm ăn mới.
Anh Ngư trồng nhiều diện tích cỏ để cung cấp thức ăn cho đàn bò và đàn hươu
Về quê hương, nhận thấy khu đất rộng hơn 15.000m2, gần rừng keo tại thôn 8 bị bỏ hoang, anh Ngư đề xuất xin thuê lại để phát triển kinh tế trang trại. Đây cũng là thời điểm xã Sơn Giang tập trung xây dựng xã nông thôn mới nhưng chưa nhìn ra điểm nhấn về mô hình phát triển kinh tế mang lại thu nhập cao. Thế nên, việc thuê lại đất của anh Hoàng Huỳnh Ngư được chính quyền địa phương chấp thuận và ủng hộ nhiệt tình. Bắt tay vào việc, anh Ngư mượn 4 số đỏ của người thân để cầm cố ngân hàng vay số tiền gần 300 triệu đồng làm vốn đầu tư sản xuất.
Tận dụng lợi thế địa hình, anh Hoàng Huỳnh Ngư triển khai trồng cỏ, mua 10 con bò trị giá 250 triệu đồng về nuôi. Năm 2016, biết được công việc của chồng ở quê nhà tạm ổn, chị Thu Trang quyết định bồng con trở về cùng chồng mở rộng sản xuất.
Hiện đàn hươu của vợ chồng anh Ngư có 15 con
Ít vốn và nhằm hạn chế những rủi ro, vợ chồng anh phát triển sản xuất theo phương châm cuốn chiếu. Nghĩa là không đầu tư ồ ạt mà lấy ngắn nuôi dài. Cuối năm 2016, vợ chồng kỹ sư trẻ xây 3 trại gà, nhập 200 con gà giống từ Viện Chăn nuôi Việt Nam về phát triển.
Từ năm 2017 đến nay, trại gà của vợ chồng anh không ngừng tăng lên và luôn duy trì ở mức 2.000 con. Nhờ chất lượng gà thơm ngon, lại không bị dịch bệnh nên gà thịt của gia đình sản xuất không lúc nào bị ứ đọng, mỗi năm anh nuôi 2 lứa, xuất bán 12.000 con gà thương phẩm.
Nhờ tuân thủ quy trình chăn nuôi nên tỷ lệ đàn gà chết luôn dưới ngưỡng 5%
Không dừng lại ở nuôi gà thịt, anh Hoàng Huỳnh Ngư còn mở rộng sản xuất bằng cách nuôi thêm 30 đàn ong, 15 con hươu và hàng chục con bò.
Chỉ hơn 5 năm đầu tư cải tạo, anh Hoàng Huỳnh Ngư đã biến vùng đất bị bỏ hoang thành trang trại chăn nuôi tổng hợp với doanh thu bình quân hơn 3 tỷ đồng/năm. Cơ sở của anh còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.
Nói về hướng phát triển trong thời gian tới, anh Ngư cho biết, sẽ bán bớt đàn bò, chỉ giữ lại khoảng 5 – 6 con để lấy phân vì nuôi bò hiệu quả không cao. Mặt khác, cơ sở sẽ tiếp tục xây dựng thêm chuồng trại để nâng đàn hươu lên từ 30 – 40 con để tăng doanh thu.
Chất lượng gà thịt thơm ngon nên khách hàng trong và ngoài tỉnh thường xuyên đặt hàng
Ngoài chăn nuôi anh Ngư còn nuôi 30 đàn ong để tăng thêm thu nhập
“Mặc dù cả 2 vợ chồng anh Hoàng Huỳnh Ngư còn trẻ nhưng rất mạnh dạn đầu tư vào phát triển sản xuất. Từ 2 bàn tay trắng, vợ chồng anh đã biến vùng đất hoang thành trang trại tiền tỷ nhờ chịu thương, chịu khó, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đầu tư đúng hướng ” – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn Lê Đình Phước cho hay.
Hoài Nam
Baohatinh.vn
- trang trại chăn nuôi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất