Những năm gần đây, phát triển nuôi chồn hương và cho chồn hương sinh sản, tăng đàn thành công, gia đình anh Phạm Văn Tuấn ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đã có nguồn thu nhập khá tốt nhờ loại vật nuôi này. Hiện anh có tổng đàn chồn hương trên 200 con, trong đó có 70 con bố mẹ đang sinh sản.
Nuôi chồn hương tại hộ anh Phạm Văn Tuấn ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Chồn hương vốn là loại động vật hoang dã nhưng đã được người dân tại nhiều nơi phát triển nuôi nhờ cho hiệu quả kinh tế cao. Thịt chồn hương chế biến được nhiều món ăn đặc sản ngon, với thịt ngọt và mềm nên được thực khách ưa chuộng. Ðây là loại vật nuôi không chỉ để làm thực phẩm, dược phẩm mà còn phục vụ cho một số hoạt động sản xuất nông nghiệp giúp tạo ra giá trị gia tăng cao, đặc biệt là sản xuất cà phê chồn.
Nuôi chồn hương ít tốn chi phí, sản phẩm đầu ra lại bán giá cao nên người nuôi có thể đạt được mức lợi nhuận rất cao, đặc biệt nuôi chồn cho sinh sản và bán con giống. Thời gian qua, giá chồn hương giống ở mức từ 5-11 triệu đồng/con, tùy theo lớn nhỏ, con cái hay con đực. Còn chồn thương phẩm cũng có giá rất cao, với giá thịt hơi vào nhiều thời điểm ở mức từ 1,5-2,2 triệu đồng/kg, thậm chí cao hơn. Ðiều đáng chú ý, nuôi chồn hương không đòi hỏi phải có diện tích đất lớn. Người nuôi có thể mua các tấm lưới kẽm có bán sẵn trên thị trường để làm chuồng hoặc đặt thợ làm. Thức ăn để phục vụ chăn nuôi cũng dễ tìm và có chi phí tương đối thấp nhờ có thể tận dụng các loại trái cây và cá giá rẻ để làm thức ăn cho chồn hương.
Chồn hương có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi và Cần Thơ có nhiều điều kiện thuận lợi về nguồn thức ăn để nuôi chồn, anh Tuấn bắt đầu thử nghiệm nuôi chồn hương từ năm 2016. Lúc đầu anh chỉ nuôi 2 con cái và 1 con đực. Sau khoảng 3 năm nuôi, thấy chồn hương cho hiệu quả kinh tế cao, anh Tuấn quyết định đầu tư khoảng 600 triệu đồng để mua 50 con cái hậu bị về nuôi nhằm phục vụ nuôi sinh sản. Ðến nay, anh đã có 3 nhà trại phục vụ nuôi chồn hương, với tổng diện tích hơn 270m2, tổng đàn chồn hương trên 200 con, trong đó có 70 con bố mẹ đang cho sinh sản. Năm 2022 vừa qua, anh đã xuất bán hơn 219 con chồn giống và chồn thương phẩm, mang lại doanh thu gần 2 tỉ đồng. Còn trong 2 tháng đầu năm 2023, anh tiếp tục xuất bán được 35 con chồn giống và chồn thương phẩm. Chồn hương được gia đình anh Tuấn cung cấp cho nhiều khách hàng tại vùng ÐBSCL, các tỉnh, thành miền Ðông Nam Bộ và cả một số tỉnh, thành ở miền Bắc. Nhiều khách hàng và người dân từ các nơi cũng đã đến tận trại nuôi chồn hương của anh ở số 41/2 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy để tham quan mô hình, học tập kinh nghiệm nuôi và mua con giống.
Chồn hương có tuổi đời hơn 10 năm tuổi. Chồn hương nuôi cỡ 9-11 tháng tuổi và đạt được trọng lượng theo yêu cầu (khoảng 5kg) là có thể bắt đầu phối giống cho sinh sản. Chồn mang bầu trong thời gian 2 tháng và thời gian nuôi con cũng khoảng từ 2 tháng. Do vậy, mỗi năm chồn hương có thể đẻ được hơn 2 lứa và mỗi lứa đẻ từ 2-4 con, thậm chí có trường hợp 5-6 con. Chồn hương sau khi sinh được từ 2 tháng trở lên có thể xuất bán chồn giống (chồn con). Chồn nuôi từ 6-7 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng từ 2,8-3,2kg/con. Anh Tuấn cho biết: “Chồn hương là loài vật tương đối dễ nuôi nhưng để cho sinh sản, người nuôi cần nắm rõ các đặc tính của chồn hương để áp dụng các kỹ thuật phối giống, chăm sóc con con. Chồn hương thích sống riêng lẻ nên cần làm chuồng riêng cho từng con và chỉ nhốt chung chồn đực và chốn cái để phối giống trong thời gian ngắn khi bồn hương cái có các biểu hiện lên giống. Ðặc biệt, chồn con sau khi sinh chưa mở mắt và cần bú sữa, do vậy cần phải quan tâm chăm sóc đặc biệt cho chúng, đảm bảo giữ ấm và bổ sung, cung cấp đầy đủ sữa cho con con…”.
Tại Cần Thơ và các tỉnh vùng ÐBSCL hiện có nhiều loại cá đồng, cá da trơn và trái cây có giá rẻ như cá trê, cá mè, chuối, mít… làm thức ăn nuôi chồn hương. Với mô hình nuôi chồn hương sinh sản, xuất bán mỗi con chồn hương, người nuôi có thể kiếm lời trên 4 triệu đồng.
Tới đây, ngoài việc tiếp tục phát triển mô hình nuôi chồn hương sinh sản, anh Tuấn còn ấp ủ ý tưởng thực hiện sản xuất cà phê chồn. Theo anh Tuấn, vừa qua đã có đi khảo sát vùng nguyên liệu cà phê và thấy đến mùa cà phê chín giá trái cà phê tại nhiều nơi chỉ ở mức 9.000-10.000 đồng/kg. Hiện nay, việc vận chuyển hàng hóa và đi lại giữa các địa phương rất thuận lợi nhờ giao thông phát triển. Do vậy, nếu kết nối được với các vùng nguyên liệu cà phê để sản xuất cà phê chồn sẽ nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm cà phê, cũng như nâng cao hiệu quả nuôi chồn hương.
Bài, ảnh: KHÁNH TRUNG
Nguồn tin: Báo Cần Thơ
- chăn nuôi chồn hương li>
- chồn hương li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất