Hãy cứu lấy người chăn nuôi trước khi họ "tắt thở"! - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Hãy cứu lấy người chăn nuôi trước khi họ “tắt thở”!

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chưa bao giờ ngành chăn nuôi bị tổn thương toàn diện và sâu sắc như hiện nay…

     

    Chăn nuôi lắm lúc tự mình lớn lên, đặc biệt trong những thập niên 1980-1990 và cũng phải trải qua nhiều thăng trầm mới có được chút thành tựu. Chăn nuôi tự hào là sinh kế cho hàng triệu hộ chăn nuôi và chuỗi giá trị ngành hàng (Thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống, chăn nuôi, máy móc thiết bị, giết mổ…). Năm 2022, giá trị của ngành chăn nuôi lên tới gần 24 tỷ USD.

     

    Thời Covid-19, thực phẩm được coi trọng và đâu đó chăn nuôi cũng được thơm lây. Tuy nhiên chăn nuôi luôn phải đối phó bởi tính hai mặt của nó: “Lúc giá tốt, có chút lợi nhuận thì dư luận khá ồn ào. Lúc rớt giá, thua lỗ thì tự mình cam chịu”, nhất là vào lúc này, phải căng mình trước “cơn bão” suy thoái kinh tế. Thực tế, chăn nuôi phải gồng mình về tinh thần để kéo dài sự sống, mong gỡ gạc ở chu kỳ lên giá tiếp theo (dù không biết đến bao giờ), trong lúc dòng tiền dần cạn kiệt và còn tài sản thì không biết còn hay mất, âm hay dương. Chưa bao giờ ngành chăn nuôi bị tổn thương toàn diện và sâu sắc như hiện nay. Gần hết một nhiệm kỳ!

    Tại thời điểm khó khăn này, (i) Việc nhập khẩu một lượng thực phẩm không nhỏ vẫn tiếp diễn[1], (ii) Một số kế hoạch di dời[2],[3] (nhiều trại sẽ xóa xổ) hay tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi[4] đâu đó được triển khai và có khả năng triển khai trên diện rộng; (iii) Các cuộc hội thảo/tọa đàm giải cứu ngành chăn nuôi không có kết luận, không có điểm mới/sáng, và/hoặc thấp tính khả-thực thi; (iv) Nhiều Bộ, Ngành liên quan im lặng trong bối cảnh Bộ chủ quản qua nhiều nhiệm kỳ vẫn chưa có giải pháp cụ thể và tổng thể hiệu quả để cứu rỗi/ổn định ngành chăn nuôi. Ai thật sự ai thấu hiểu nỗi đau của người chăn nuôi đang phải nếm trải hàng ngày? Nhiều người hiểu, nhiều người biết nhưng tại sao….? Doanh nghiệp có cổ đông có thể bơm vốn, nhưng người chăn nuôi chỉ có sổ đỏ, mà khả năng không còn giữ sổ đỏ/âm sổ đỏ (mất sổ đỏ)!

     

    Người chăn nuôi, đặc biệt là các nông hộ, cần ai và cần gì lúc này? Phải chăng họ cần (i) Giãn các kế hoạch đang tạo thêm áp lực để tập trung chăn nuôi; (ii) Nguồn vốn tốt khi ngân hàng còn nhiều tiền nhưng thiếu người vay[5],[6] bằng cách dãn nợ hay giải ngân thêm; (iii) Chính sách trợ giá; và (iv) Nhiều thứ nữa không nằm ngoài tầm tay của nhà nước.

     

    Ngành Chăn nuôi đang rất khó khăn, các Bộ, ngành nên tập trung giúp người chăn nuôi xây dựng ngành từ những việc nhỏ nhất và chuẩn mực nhất, đồng thời không tạo thêm bất kỳ áp lực nào nữa. Hãy cứu lấy người chăn nuôi trước khi họ “tắt thở”!

     

    Đỗ Võ Anh Khoa và Nguyễn Văn Đức

    Hội Chăn nuôi Việt Nam

     

    [1] Việt Nam thừa thịt gà nhưng vẫn nhập khẩu ồ ạt (2023) https://www.sggp.org.vn/viet-nam-thua-thit-ga-nhung-van-nhap-khau-o-at-post687386.html

    [2] Đồng Nai di dời 3.006 cơ sở chăn nuôi (2023) https://thanhnien.vn/dong-nai-di-doi-3006-co-so-chan-nuoi-185230306004825515.htm

    [3] Quyết định phê duyệt danh sách các cơ sở chăn nuôi phải di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi (2023) https://www.dongnai.gov.vn/Pages/newsdetail.aspx?NewsId=32801&CatId=107

    [4] Bắt đầu tổng kiểm tra bảo vệ môi trường trong chăn nuôi (2023) http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/202304/bat-dau-tong-kiem-tra-bao-ve-moi-truong-trong-chan-nuoi-3164508/

    [5] Sếp loạt ngân hàng lớn tiết lộ ‘tiền đang nhiều, thiếu người đi vay’ (2023) https://vietnamnet.vn/sep-loat-ngan-hang-lon-tien-dang-nhieu-thieu-nguoi-di-vay-2136692.html

    [6] Agribank dự kiến được tăng vốn hơn 17.000 tỷ đồng (2023) https://vnexpress.net/agribank-du-kien-duoc-tang-von-hon-17-000-ty-dong-4598102.html

     

    Theo Cục Chăn nuôi công bố: Tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm chăn nuôi (gia súc, gia cầm sống, thịt và phụ phẩm dạng thịt) đạt 3,29 tỷ USD. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa đạt 1,25 tỷ USD, tăng 6,4%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 1,52 tỷ USD, tăng 9,1%. Theo Cục Chăn nuôi, năm 2022, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 409 triệu USD, giảm 5,2% so năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 106,4 triệu USD, giảm 3,5%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 115,2 triệu USD, giảm 0,5%

     

    Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi trong tháng 2/2023 ước đạt 185 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 2 tháng đầu năm đạt 374 triệu USD, giảm 20,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 184 triệu USD, giảm 19,1%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 136 triệu USD, giảm 30,7%. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 2/2023 ước đạt 29 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 2 tháng đầu năm đạt 64 triệu USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 16,2 triệu USD, tăng 10,2%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 16,9 triệu USD, tăng 14,2%.

    3 Comments

    1. Jacky

      Hay! Cần nhìn thẳng vấn đề và giải quyết từ cái nhỏ nhất.

    2. CTY tnhhdtpt lý nhân

      Chương trình giải cứu lớn treo chuông sang nuôi bò Úc vô béo theo chuối già trị CNC của CTY lý đã đuoc vpcp, Bkhdt, bộ nông nghiệp & v63 tình thành phố cà nước chỉ đạo hướng dẫn thực hiện & ngân hàng nhà nước ngân hàng thương mại cảm kết cho vay, đã thu hút 60.245 trái đăng ký vào chuối bò Úc lý nhân & Ecass Úc. Cần quý cô quan thông tin xúc tiến thị trường giải cứu người chăn nuôi, chỉ ohiy xúc tiến CTY lý nhân trả trong tiến từ vấn. Đã ký. Rất mong được Chìa sẽ. Liên hệ số điện thói 0983399548 hoặc mail : [email protected]

    3. Nguyễn Phi Ngọc

      Ai cứu? Nguồn lực NN trao về tay các quan đầu tỉnh, đầu huyện đều rót vào các dự án, chủ yếu XDCB, mảng dễ kiếm ăn và trục lợi nhất. Vậy lấy gì mà lo cho công tác dự phòng Thú y, Nông sản đầu ra, kiểm soát giá cả. Không có chỉ đạo xuyên suốt thì dân chỉ có chết, lại tự làm đánh mất cán bộ nữa…

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.