Các giải pháp chống nóng cho gia cầm (phần 1): Chiến lược sử dụng chất điện giải - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Các giải pháp chống nóng cho gia cầm (phần 1): Chiến lược sử dụng chất điện giải

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Gia cầm rất dễ bị stress nhiệt khi nhiệt độ môi trường và độ ẩm không khí vượt quá ngưỡng giới hạn (Ví dụ ngưỡng giới hạn đối với gà thịt (gà trắng) là nhiệt độ từ 16-23oC và độ ẩm tương đối từ 50-70%). Khi bị nóng, gia cầm bị giảm khả năng sản xuất (thịt, trứng) và thậm chí dẫn đến tử vong.

     

    Việc bổ sung muối khoáng vào nước uống hoặc thức ăn thường được áp dụng nhằm giảm thiệt hại do stress nhiệt gây ra. Những muối thường dùng trong trường hợp này là KCl và NaHCO3. Khi stress nhiệt diễn ra sẽ làm xuất hiện hiện tượng kiềm hoá máu. Lúc này K+ ở ngoài tế bào đi vào trong tế bào làm tăng  sự thải tiết ion này vào ống thận, vì vậy nồng độ ion K+ trong máu bị giảm xuống, gây ra rối loạn tuần hoàn, làm gia cầm bị chết. Vì vậy, người ta thường bổ sung hàm lượng K+ cao hơn trong khẩu phần ăn mỗi khi xuất hiện stress nhiệt. Những khoáng chất K+, Na+, Cl đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi chất do chúng tham gia vào quá trình cân bằng tính thấm tế bào, cân bằng axit bazơ, và giữ sự ổn định trong điều hoà trao đổi chất qua màng tế bào.

     

    Sự không cân bằng giữa những khoáng chất trên ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng axit bazơ, đến các hoạt động trao đổi chất và ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của gia cầm. Yếu tố môi trường và khẩu phần ăn cũng ảnh hưởng đến cân bằng axit bazơ. Việc duy trì sự cân bằng này là cần thiết để cải thiện sức sản xuất của gia cầm sau khi bị stress nhiệt và giúp gia cầm tránh được hiện tượng “kiềm hô hấp” (hiện tượng tăng hít thở dẫn đến tăng pH máu lên trên ngưỡng bình thường).

     

    Trước đây, người ta thường chỉ quan tâm đến sự cân bằng axit bazơ trong việt thiết kế khẩu phần chăn nuôi. Tuy nhiên, một số yếu tố khác như tỷ lệ giữa các khoáng chất được bổ sung cũng nên được điều chỉnh để cung cấp công thức điện giải tối ưu. Mục đích của việc này là nhằm duy trì sự “nội cân bằng” (sự tự điều chỉnh cân bằng của cơ thể) và từ đó tối ưu khả năng sản xuất của gia cầm. Sự cân bằng về các khoáng chất (chỉ số Electrolyte Balance – EB với cách tính (Na+ + K+) – Cl) và tỷ lệ điện giải (chỉ số Electrolyte Ratio – ER với cách tính [(K+ + Cl)/Na+] đều đóng vai trò quan trọng.

     

    Tác giả Gamba và cộng sự (2015) đã thiết lập công thức cân bằng điện giải để giảm thiểu tối đa tác hại của stress nhiệt cho gà thịt. Tổng số có 1575 gà thí nghiệm trong giai đoạn từ 21-46 ngày tuổi, chia thành các lô thí nghiệm khác nhau với các công thức EB/ER lần lượt là (150/3, 250/2, 250/3, 250/4 và 350/3). Những gà này được nuôi với điều kiện stress nhiệt cấp tính (nhiệt độ môi trường khoảng 35-38oC trong 4 giờ/ngày) ở giai đoạn 25 hoặc 35 ngày tuổi. Các chỉ số sản xuất như tỷ lệ chết, các đặc điểm thân thịt được đo lường và ghi chép lại.

     

    Kết quả cho thấy, ở điều kiện nhiệt độ bình thường trong giới hạn của gà thịt, EB đạt 250 mEq/kg thức ăn và ER = 3 là công thức tối ưu. Trong trường hợp gà bị stress nhiệt, EB đạt 350 mEq/kg thức ăn và ER = 3 là công thức tối ưu, làm giảm tỷ lệ chết của gà xuống mức thấp nhất trong số các công thức còn lại.

     

    Đặng Hữu Anh1, Phùng Hữu Phúc2, Hoàng Nam Trung2,

    1: Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

    2: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hano – Hanogroup

     

    Tài liệu tham khảo

    Gamba, J. P., Rodrigues, M. M., Garcia Neto, M., Perri, S. H. V., Faria Júnior, M. D. A., & Pinto, M. F. (2015). The strategic application of electrolyte balance to minimize heat stress in broilers. Brazilian Journal of Poultry Science, 17, 237-245.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Phạm văn hiệp
  • 0379889599

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.