[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mạnh dạn tiêm vắc xin Dịch tả heo châu Phi AVAC ASF LIVE, hàng chục nông hộ ở xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã yên tâm chăn nuôi, đảm bảo kinh tế gia đình.
Hà Nội: Cách ly tốt giúp trại heo chiến thắng dịch tả lợn châu Phi
Tác giả đã có dịp được ghé thăm trại heo của ông Lê Viết Thể tại xã Phương Đình, huyện Đan Phương, TP Hà Nội vào tháng 9/2019. Khi đó, đoàn công tác của một số cơ quan báo chí và lãnh đạo cao nhất Cục chăn nuôi cũng chỉ được ngồi ở phòng khách quan sát đàn heo của gia đình ông Thể, thông qua hệ thống camera được nối vào màn hình.
Ông Lê Viết Thể giới thiệu về đàn heo nhà mình qua màn hình camera (Ảnh tư liệu tháng 9/2019)
Ngay bản thân ông Thể cũng hạn chế vào trong trại, nếu vào thì phải thay quần áo khác và sát trùng nghiêm ngặt. Chỉ có vợ ông Thể là trực tiếp chăm sóc đàn heo đàn hàng ngày. Thậm chí, tới khi bán, những thương lái cũng chỉ xem heo của gia đình ông qua camera.
Còn lần này, tháng 8/2023, gần 4 năm quay trở lại gặp ông Lê Viết Thể, vẫn nụ cười niềm nở như lần trước, ông tự tin bảo: “Hồi ấy chỉ có “thăm” trại qua màn hình thôi, làm gì có chuyện người lạ được vào trại heo. Giờ thì yên tâm và thoải mái vào rồi, không sợ Dịch tả heo châu Phi nữa. Mời mọi người vào thăm”.
Mục sở thị quá trình tiêm vắc xin AVAC ASF
Nói là làm, ông Lê Viết Thể dẫn chúng tôi (bao gồm một số phóng viên báo chí và đại diện của Công ty KPP Powers Commodites Inc – Philippines) vào thăm trại heo và trực tiếp tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE.
Bên trong trại heo của gia đình ông Lê Viết Thể
Trại heo của gia đình ông Thể hiện nay đang nuôi 12 con nái cùng hơn 100 lợn con, lợn thịt, khép kín quy trình cho đến khi bán heo thịt. Dù trại không lớn, nhưng được khá chỉn chu. Cách đây hơn 10 năm, ông đã mạnh dạn trang bị hệ thống làm mát, quạt gió, camera giám sát. Bên trong chuồng heo được phân ra từng khu vực: nái sinh sản, nái hậu bị, heo cai sữa, heo thịt. Toàn bộ chất thải của trại heo được xử lí qua hệ thống biogas ngầm… Khí biogas sinh ra có thể dùng cho 3-4 hộ đun nấu. Chất thải rắn được sử dụng cho vườn cây ăn quả ngay trại heo. Xử lí chất thải tốt nên dù vào tận trại heo nhưng đoàn chúng tôi không ngửi thấy mùi hôi nồng nặc.
Rồi ông Thể chỉ vào con heo nái đang nằm cho đàn con mới sinh bú: “Nó vừa đẻ được 14 con đấy. Con heo này cũng tiêm vắc xin được 3 vòng, đẻ được 3 lứa rồi”.
Vắc xin ASF AVAC đã được ông Thể bảo quản trong tủ lạnh theo đúng nhiệt độ nhà sản xuất khuyến cáo, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Trước khi pha trộn ông đeo găng tay, khẩu trang để lấy dụng cụ dùng để pha và tiêm vắc xin. Các dụng cụ phải sạch, vô trùng và không dính các chất tẩy rửa hoặc sát trùng. Quá trình pha vắc xin với dung dịch của ông Thể diễn ra rất nhanh. Bởi, theo khuyến cáo, vắc xin ra môi trường bên ngoài, tiến hành tiêm càng sớm càng tốt (không quá 2 tiếng).
Ông Thể trực tiếp tiêm vắc xin ASF AVAC LIVE cho heo nái
Tiếp theo, nhanh thoăn thoắt, ông Thể bước sang một chuồng khác, nơi có heo nái đã sinh được 10 ngày để chích vắc xin; còn đàn heo con được lùa vào một góc, rồi mau chóng tiêm vào bắp cổ. Con nào tiêm xong đều được ông đánh dấu trên người. Chẳng mấy chốc đàn heo đã được tiêm xong trước sự chứng kiến của Đoàn chúng tôi. Đoàn của công ty KPP Powers Commodities InC (Philippines) còn livestream trực tiếp quy trình tiêm vắc xin ASF và bày tỏ sự ngạc nhiên khi lần đầu tiên chứng kiến quá trình tiêm vắc xin ASF.
Ông Thể tiêm vắc xin cho heo con
Ông Michael Quilitis, Công ty KPP Powers Commodities InC cho biết, lần này sang Việt Nam là đoàn muốn kiểm tra trực tiếp việc tiêm vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi cho quy mô nông hộ. Ông Michael Quilitis đánh giá vaccine AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam là dòng vaccine rất triển vọng tại Philippines. Vaccine này được nông dân Philippines đánh giá cao. Nếu lượng vaccine đã nhập khẩu cho kết quả tốt thì công ty sẽ lên kế hoạch để nhập khẩu bổ sung.
Thành quả từ sự tiên phong, mạnh dạn
Là người có hơn 30 năm lăn lộn trong nghề chăn nuôi heo, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trải qua đủ các loại dịch bệnh trên heo như tai xanh, lở mồm long móng, khủng hoảng thừa, ông Thể bảo chưa thấy loại dịch bệnh nào tàn phá các trang trại như một cơn bão như dịch tả heo châu Phi.
“Thời điểm năm 2020, gần như 90% các trang trại chăn nuôi heo ở Phương Đình bị nhiễm bệnh, chuồng trại tan hoang hết cả, trại heo nhà tôi may mắn không bị dịch bệnh ghé thăm do thực hiện và kiểm soát tốt vấn đề an toàn sinh học trong chăn nuôi, nâng cao sức đề kháng của đàn heo nhưng với kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi tôi cho rằng phải có vắc xin thì mới yên tâm sản xuất được”, ông Thể nói.
Chính vì vậy, khi biết thông tin Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam bắt đầu thử nghiệm vaccine dịch tả heo châu Phi, ông Thể đề xuất được tiêm thử nghiệm cho trang trại heo hơn 100 con của mình.
“Hiệu quả cực kỳ tốt, đến nay, sau hơn 1 năm tiêm, trang trại nhà tôi vẫn an toàn trước dịch bệnh, trước chưa có vắc xin, muốn bảo vệ đàn heo thì người lạ tuyệt đối không được vào trang trại nhưng giờ thì thoải mái”, ông Thể hồ hởi khoe.
Heo con được sinh ra từ heo mẹ được tiêm vắc xin AVAV ASF LIVE khỏe mạnh, hồng hào, bú tốt
Nhiều người khi đó đã cho rằng, ông làm như vậy là quá liều lĩnh, vì giá trị đàn heo của gia đình ông rất lớn. Nhưng ông Thể bảo: “Máu liều có trong tôi rồi. Trước khi thử nghiệp vắc xin ASF, tôi cũng từng tiên phong thử nghiệm nhiều vắc xin khác trên đàn vật nuôi của mình. Cứ thử nghiệm rồi mới biết là được hay không được”.
Nhưng máu liều của ông Thể là có căn cứ, bởi với 30 năm thực hành thú y, ông tin vào sản phẩm của công ty AVAC thuộc tập đoàn RTD – doanh nghiệp mà ông từng nhiều năm hợp tác làm ăn. Và ông đã chứng kiến 2 đàn heo: một đàn tiêm vắc xin ASF AVAC LIVE thì không chết, còn đàn kia không tiêm thì chết, chứng tỏ vắc xin có hiệu quả.
Lúc đầu thử nghiệm, ông Thể tiêm cả trại bao gồm nái chửa, nái nuôi con và heo con theo mẹ, heo thịt, heo đực…Ông nhận thấy, tiêm cho nái chửa là không được. Tiếp tục tiêm thử nghiệm nái nuôi con ở các mốc thời gian khác nhau, ông nhận thấy tiêm ở giai đoạn 10-20 ngày, thì phối giống an toàn và đẻ sai. Heo con sinh ra khỏe mạnh, nhanh lớn. Đến nay, mặc dù theo khuyến cáo của Công ty AVAC, chỉ nên tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE cho heo thịt, nhưng ông Thể đã tiêm vắc xin này 03 lần cho heo nái, vì ông có quan điểm, nếu không bảo hộ cho nái, thì lấy đâu ra heo con và heo thịt.
Đối với heo con, ông tiêm ở thời điểm 20 ngày, trước đó, cần làm các vắc xin cơ bản rồi mới tiêm vắc xin ASF.
Đối với heo đực, sau khi tiêm từ 15-20 ngày thì mới có thể phối giống và thụ tinh được. Bởi sau khi tiêm vắc xin xong, phân tích tinh dịch đồ thấy rất loãng.
Ông Thể cũng tiết lộ, ông đã vô tình ghép đàn heo mang mầm bệnh vào đàn heo đã được tiêm vaccine mà không con nào bị lây bệnh. “Hiệu quả bảo hộ lên đến trên 90%”, ông Thể khẳng định.
Không chỉ giữ bí quyết bảo vệ đàn heo cho riêng mình, khi được tặng 3.000 liều vắc xin AVAC ASF LIVE, ông Lê Viết Thể còn chia sẻ cho 40-50 hộ chăn nuôi tại xã Phương Đình; đến nay, chưa khách hàng nào phản ánh bị nhiễm bệnh. Quy trình tiêm cũng được ông chia sẻ rộng rãi trên các mạng xã hội để mọi người tham khảo.
Đại diện của công ty KPP Powers Commodities InC trực tiếp tiêm vắc xin AVAC dưới sự giám sát của ông Lê Viết Thể
Chia sẻ bí quyết giúp đàn heo vẫn mạnh khỏe sau khi tiêm dịch tả heo châu Phi, ông Thể cho biết: ” Thứ nhất, phải xét nghiệm trước khi tiêm vắc xin, con nào có mầm bệnh thì tuyệt đối không tiêm. Thứ hai, phải tiêm đúng liều lượng khuyến cáo của doanh nghiệp, đúng kỹ thuật, sau khi tiêm xong phải cho heo uống chất điện giải để chống sốt trong vòng 15 ngày. Nhờ làm như thế này cách này, sau khi tiêm, đàn heo nhà tôi cơ bản thích ứng tốt, chỉ có một vài con bị sốt.”.
Nhờ có vắc xin ASF, nên gia đình ông Thể yên tâm với công việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi cho hãng RTD và chăn nuôi heo. Ông cho biết, nhờ học hỏi khoa học kỹ thuật liên tục nên năng suất chăn nuôi heo của ông thuộc loại khá khi FCR khoảng 2.2; thời gian xuất chuồng từ 5,5-6 tháng cho biểu heo120-130kg, giá thành khoảng 40.000 đồng/kg…
Là người được ông Lê Viết Thể chia sẻ vắc xin AVAC ASF LIVE, hộ chăn nuôi của gia đình ông Phạm Văn Tuyến, thôn Địch Trung, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Nội cho biết, trước kia cũng có bị dịch tả heo châu Phi. Nhưng từ khi tiêm vắc xin Dịch tả heo châu Phi cho 2 lứa, đến nay và không còn bị dịch tả heo châu Phi ghé thăm nữa.
HÀ NGÂN
Vắc xin AVAC ASF LIVE CÓ TRIỂN VỌNG TẠI PHILIPPINES
Ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam cho biết Công ty KPP Powers Commodities InC đã triển khai tiêm pha 1 ở Philippines với quy mô hẹp và được đánh giá tốt.
Công ty đã triển khai tiêm pha 2 với quy mô lớn hơn. Trong thời gian này, họ tiếp tục sang Việt Nam để chứng kiến và đánh giá hiệu quả tiêm vaccine trên quy mô nông hộ, để từ đó có thể triển khai tiêm ở Philippines.
Nếu đạt kết quả tốt, dự kiến họ sẽ áp dụng tiêm trên quy mô diện rộng và có sự hỗ trợ của chính phủ. Như vậy, lượng vaccine dịch tả lợn châu Phi nhập khẩu vào Philippines sẽ lớn hơn nhiều, ông Nguyễn Văn Điệp cho biết.
Trước đó, bà Pinky Pe Tobiano, Giám đốc điều hành Công ty KPP Powers Commodites Inc đã thảo luận về mối quan hệ hợp tác gần đây với Công ty cổ phần AVAC Việt Nam.
Công ty đã đảm bảo quyền phân phối độc quyền vaccine dịch tả lợn châu Phi của Công ty cổ phần AVAC Việt Nam. Bởi đây là sản phẩm đã được Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm và cho phép xuất khẩu.
Tháng 7/2023, có 300.000 liều vaccine dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE của Công ty cổ phần AVAC Việt Nam đã được Công ty KPP Powers Commodites Inc nhập khẩu chính thức về Philippines, mở ra cơ hội mới cho người chăn nuôi tại nước này chống lại dịch tả lợn châu Phi.
Trước đó, Công ty AVAC cũng hợp tác thử nghiệm vaccine AVAC ASF LIVE tại Philippines.
Cục Thú y Philippines đã đề nghị Công ty AVAC phối hợp và cung cấp 1.000 liều vaccine. Kết quả thử nghiệm cho thấy, vaccine AVAC ASF LIVE an toàn và hiệu quả cho tất cả 1.000 lợn thí nghiệm được tiêm.
- vắc xin dịch tả heo châu Phi li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất