Nuôi chim bồ câu thương phẩm không phải là mô hình mới nhưng trong bối cảnh chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do giá thức ăn tăng mạnh thì đây lại là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro. Đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Loan, hội viên phụ nữ thôn Ba Vì, xã Liên Giang (Đông Hưng, tỉnh Thái Bình).
Có nhiều năm nuôi lợn, bỏ công sức nhiều mà thu nhập không tương xứng nên năm 2019 vợ chồng chị Loan chuyển hướng sang nuôi chim bồ câu. Vợ chồng chị tự tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp qua sách báo, internet và đi tham quan những mô hình đã thành công ở một số tỉnh phía Bắc. Ban đầu, khi chưa có nhiều kinh nghiệm chị nuôi 80 đôi chim bồ câu, kết hợp nuôi ngan, gà, vịt và ao cá để đánh giá hiệu quả của từng loại vật nuôi.
Chị Loan cho biết: Qua quá trình nuôi thử nghiệm cho thấy bồ câu Pháp dễ nuôi, nhanh lớn, ít dịch bệnh, thức ăn đơn giản, nhu cầu thị trường cao, lại không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc. Vợ chồng tôi quyết định nuôi chim bồ câu làm chủ lực, đầu tư lồng ghép chim, nhân số lượng lên.
Theo chị Loan, một trong những khâu quan trọng là chọn giống chim bố mẹ và chăm cho đến khi chúng sinh sản được. Con giống được lựa chọn phải khỏe mạnh, lông mượt, nhanh nhẹn và không có dị tật. Ngoài ra, chuồng trại cũng phải được đầu tư kiên cố, ngăn thành từng dãy lồng, mỗi dãy lồng lại được chia thành từng ngăn để nuôi từng loại chim bố mẹ, có hệ thống cấp nước uống tự động cho chim, có quạt thông gió bảo đảm chuồng trại luôn thoáng mát. Quá trình nuôi và chăm sóc chim tương đối đơn giản, từ lúc chim nở đến lúc sinh sản khoảng 5 – 6 tháng. Khoảng 30 – 35 ngày chim đẻ 1 lần, mỗi lần 2 trứng. Trứng chim câu ấp khoảng 18 ngày thì nở và chỉ sau khoảng 10 ngày nuôi con chim mẹ tiếp tục đẻ lứa tiếp theo. Để rút ngắn quá trình ấp trứng của chim bố mẹ và tăng sản lượng trứng, vợ chồng chị Loan mua máy ấp trứng.
Vì các lứa chim đẻ xen kẽ nên với 700 cặp bố mẹ, mỗi tháng gia đình chị Loan xuất bán 6 lứa, trung bình 50 – 60 con/lứa. Cùng với nuôi gà, vịt, mỗi tháng vợ chồng chị Loan có thu nhập 15 – 20 triệu đồng.
Theo anh Nguyễn Đức Hậu, chồng chị Loan: Hiện nay thịt chim bồ câu rất được ưa chuộng. Do đây là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, nhu cầu cao nên nhiều lúc không đủ số lượng cung cấp. Với kinh nghiệm 4 năm nuôi chim bồ câu Pháp, giờ đây vợ chồng chị Loan có thể chủ động về kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim. Tuy nhiên, anh chị vẫn không ngừng học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ các chủ trại và tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi nói chung, kỹ thuật nuôi chim bồ câu nói riêng. Bên cạnh đó, anh chị luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch bệnh với các chủ mô hình khác.
Chị Nguyễn Thị Mát, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Liên Giang cho biết: Cùng với phát triển kinh tế gia đình, chị Loan luôn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động hội. Gia đình chị là gia đình văn hóa tiêu biểu vừa được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tuyên dương.
Từ chăn nuôi (chủ lực là chim bồ câu), mỗi tháng gia đình chị Loan có thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng.
Xuân Phương
Nguồn: Báo Thái Bình
- nuôi chim bồ câu pháp li>
- chim bồ câu Pháp li> ul>
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
Tin mới nhất
T4,04/12/2024
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Nuôi bò thịt thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Bảo vệ: Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập trụ sở mới tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất