Theo Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn, giai đoạn 2024 – 2030, nhập khẩu giống gia cầm hàng năm dự báo ở mức 3 – 3,5 triệu con/năm.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, hàng năm, nước ta vẫn nhập khẩu số lượng lớn các giống gia cầm để phục vụ sản xuất trong nước.
Cụ thể, năm 2021 Việt Nam nhập khẩu hơn 3,8 triệu con giống gà, vịt; năm 2022 nhập khẩu gần 3,4 triệu con giống gà, trong đó giống gà trắng nuôi lấy thịt gần 2,2 triệu con, gà lông màu nuôi lấy thịt hơn 723.000 con, còn lại là con giống gà hướng trứng.
Trong 8 tháng đầu năm 2023, nước ta cũng nhập khẩu khoảng 2 triệu con giống gà các loại. Tổng số vịt giống nhập khẩu hàng năm 14.000 – 18.000 con.
Hàng năm, Việt Nam vẫn nhập khẩu số lượng lớn các giống gia cầm để phục vụ sản xuất trong nước. Ảnh: TL.
Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cũng đưa ra kịch bản dự báo về tình hình sản xuất và thương mại gia cầm giai đoạn 2024 – 2030. Cụ thể, tổng đàn gia cầm sản xuất hàng năm từ nay đến năm 2030 dự báo đối với gà thịt lông trắng đạt 240 – 250 triệu con, gà thịt lông màu 850 – 900 triệu con, gà đẻ trứng 80 – 85 triệu con, vịt thịt 60 – 65 triệu con và vịt đẻ trứng 34 – 35 triệu con.
Từ nay đến năm 2030, dự báo tiêu thụ thịt, trứng trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 90%. Nhập khẩu giống gia cầm dự báo ở mức 3 – 3,5 triệu con/năm. Nhập khẩu thịt gà và phụ phẩm gia cầm dao động 250.000 – 300.000 tấn/năm.
Giá bán gà thịt lông trắng dự báo trong 5 – 6 năm tới dao động 33.000 – 35.000 đồng/kg. Giá gà màu nuôi ngắn ngày 50.000 – 55.000 đồng/kg. Giá gà màu nuôi dài ngày 60.000 – 70.000 đồng/kg. Giá trứng 2.000 – 2.500 đồng/quả.
Các hộ chăn nuôi sẽ giảm dần, trong khi các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ mở rộng thị phần sản xuất gia cầm. Theo đó, tỷ trọng sản xuất thịt gà trắng của hộ gia đình sẽ giảm từ 20% năm 2023 xuống còn 10% năm 2030, còn khối doanh nghiệp sẽ tăng từ 80% lên 90%.
Thịt gà lông màu sản xuất từ khu vực nông hộ sẽ giảm từ 60% năm 2023 xuống còn 45 – 50% năm 2030, trong khi khối doanh nghiệp sẽ tăng từ 40% lên 50 – 55% năm 2030.
Sản lượng trứng ở khu vực nông hộ cũng giảm, từ 44% năm 2023 xuống chỉ còn 35 – 38% năm 2030, trong khi đó khối doanh nghiệp sẽ tăng từ 56% lên 60 – 62% năm 2030;
Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là các doanh nghiệp nội sẽ giảm dần cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất và buộc phải gắn với chăn nuôi gia công để giữ thị phần.
Hồng Thắm
Nguồn: nongnghiep.vn
- gà giống li> ul>
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất