Từ những hộ nuôi nhỏ lẻ, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) đã thành lập Tổ kinh tế hợp tác nuôi chồn hương tại ấp Hưng Phú, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Nuôi chồn hương, bình quân mỗi năm gia đình chị Tuyền thu được khoảng 150 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Phát, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cây Dương, cho biết: “Lúc mới thành lập Tổ kinh tế hợp tác nuôi chồn hương có 16 thành viên, đến nay đã tăng lên 25 thành viên. Nuôi chồn hương không khó, lại cho thu nhập khá cao. Có hộ thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm”.
Gia đình chị Đoàn Thị Mộng Tuyền, ở ấp Hưng Phú, thành viên của Tổ kinh tế hợp tác nuôi chồn hương, vừa xuất bán 15 cặp chồn giống, mỗi cặp được bán với giá 8 triệu đồng, gia đình thu 120 triệu đồng. Chị Tuyền chia sẻ: “Chồn hương là động vật hoang dã, khi nuôi gia đình tôi đã đăng ký với cơ quan chức năng. Mỗi khi tăng, giảm đàn đều báo. Còn khi bán đều xin giấy phép tại Hạt Kiểm lâm huyện để có nguồn gốc rõ ràng”.
Gia đình chị Tuyền nuôi chồn hương khoảng 8 năm nay, mới đầu thấy người quen nuôi cho thu nhập cao, nên gia đình nuôi thử nghiệm 3 con. Nhờ học hỏi, tìm tòi và ứng dụng tốt các kỹ thuật nên đàn chồn hương ngày càng sinh sôi, phát triển. Đến nay, đã lên đến 40 con, trong đó có 17 con chồn hương mẹ. Chồn hương sinh sản 3 lứa mỗi năm, mỗi lần từ 3-5 con. Với số lượng chồn mẹ hiện có, bình quân mỗi năm gia đình xuất bán hàng chục cặp chồn giống.
Nói về việc nuôi chồn hương sinh sản, chị Tuyền cho biết: “Đây là con vật rất dễ nuôi, chỉ cần người nuôi biết cách làm chuồng, chăm sóc và phối giống thì sẽ thành công. Chồn hương sau 10-15 tháng nuôi bắt đầu sinh sản nhưng để chồn đẻ tốt nhất là khoảng 12 tháng tuổi. Mỗi cặp chồn giống được bán với giá từ 7 đến 8 triệu đồng. Bình quân mỗi năm, gia đình tôi thu về khoảng 150 triệu đồng. Nếu so với làm lúa thì nuôi chồn hương dễ mà lời hơn rất nhiều lần, đầu ra cũng ổn định”.
Chồn hương là động vật hoang dã, có giá trị kinh tế cao khi nuôi phải đảm bảo các quy định hiện hành. Giá luôn ở mức cao, hiện nay gia đình chị Tuyền vẫn không đủ số lượng chồn giống để cung ứng cho khách hàng tại địa phương và một số nơi lân cận.
Nhận thấy mô hình nuôi chồn hương mang lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình anh Nguyễn Nhí Anh, ở ấp Hưng Phú cũng học hỏi làm theo. Anh Nhí Anh cho hay: “Gia đình là hộ nghèo, không có ruộng, vườn. Tôi đi làm thuê, làm mướn, nhưng công việc lúc có lúc không, thu nhập bấp bênh. Thấy chồn hương dễ nuôi, với lại có thể tận dụng diện tích để nuôi trong nhà nên tôi thực hiện mô hình này, mong muốn cải thiện thu nhập”.
Lúc đầu, do kinh tế khó khăn nên anh Nhí Anh nuôi 2 con chồn hương bố mẹ. Khi tham gia Tổ kinh tế hợp tác nuôi chồn hương, được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, gia đình còn được hỗ trợ vay vốn ưu đãi. Anh Nhí Anh chia sẻ: “Gia đình tôi vay 100 triệu đồng để xây dựng chuồng và mua thêm chồn về nuôi. Đến nay, tổng số chồn hương của gia đình được 18 con (12 con cái, 6 con đực)”.
Mô hình nuôi chồn hương của các thành viên trong Tổ kinh tế hợp tác nuôi chồn hương ở ấp Hưng Phú mang lại hiệu quả cao. Từ đó, nâng cao thu nhập cho người dân. Ông Nguyễn Văn Phát, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cây Dương, cho biết thêm: “Phát huy hiệu quả đạt được, trong năm 2024 Hội Nông dân thị trấn tiếp tục phối hợp với ngành chức năng để nhân rộng mô hình, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, phát triển kinh tế”.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
Nguồn: Báo Hậu Giang
- chăn nuôi chồn hương li>
- chồn hương li> ul>
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Bảo vệ đàn bò trước hiểm họa từ bệnh viêm phổi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tin mới nhất
T4,27/11/2024
- Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm ở động vật
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Bảo vệ đàn bò trước hiểm họa từ bệnh viêm phổi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất