Theo nông dân Trà Vinh, nuôi heo rừng lai ít vốn, ít dịch bệnh lại được thương lái bao tiêu đầu ra với giá từ 90.000 – 100.000 đồng/kg.
Nông dân Trà Vinh đang cho heo rừng ăn chuối. Ảnh:HT.
Trước đây, gia đình ông Tải Văn Thạnh, người dân tộc Khmer, ở ấp Lưu Cừ 1, xã Lưu Nghiệp Anh, (huyện Trà Cú) chuyên nuôi heo trắng truyền thống. Nhưng do chi phí đầu tư cao, dịch bệnh và biến động giá cả, gia đình ông thường xuyên thua lỗ. Từ khi chuyển sang nuôi heo rừng, thu nhập của gia đình ông Thạnh đã cải thiện đáng kể.
Ông Thạnh cho biết giống heo rừng ông nuôi là giống lai. Thức ăn của heo gồm rau muống, rau lang, chuối, lục bình và các phụ phẩm nông nghiệp tại địa phương. Lợi nhuận từ nuôi heo rừng cao hơn so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Với lứa heo chuẩn bị xuất bán có giá 90 ngàn đồng mỗi kg, ông Thạnh ước tính thu về hàng chục triệu đồng.
Theo ông Thạnh, heo rừng có khả năng chống chọi với thời tiết tốt hơn so với các giống heo địa phương bởi chúng vốn là động vật hoang dã. Heo rừng thịt nhiều nạc và thơm ngon hơn so với heo truyền thống nên được thị trường ưa chuộng. Hiện, thương lái tại địa phương đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá 90.000 – 100.000 đồng/kg. Với giá bán hiện tại, người nuôi có thể thu lợi nhuận hơn 3 triệu đồng mỗi con heo.
Còn chị Trần Thị Thu Ba ở ấp 12, xã Long Hữu, thị xã Duyên Hải từng thua lỗ vì nuôi bò nên mua 10 con heo rừng lai về nuôi thử. Hàng ngày, chị Thu Ba cho heo ăn rau lang trồng xung quanh nhà và chuối cây. Khi có thời gian rãnh, chị ra chợ thu gom các loại trái cây tiểu thương bỏ đi rồi mang về làm thức ăn cho heo. Chỉ sau 2,5 tháng đàn heo của chị đạt trọng lượng 30 – 35kg/con và có thể xuất bán.
“Đây là lần đầu tiên tôi nuôi heo rừng, nhưng thấy nuôi dễ hơn so với heo trắng. Nuôi heo rừng chỉ tốn tiền con giống mà không tốn thức ăn, ít bệnh dịch bệnh. Vì vậy, đây là mô hình phù hợp với các hộ nuôi nhỏ lẻ như tôi”, chị Ba bộc bạch.
Chị Ba cho biết đang lựa chọn những con đẹp để nuôi nái lấy giống nhân rộng mô hình, nếu ai muốn nuôi chị cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh heo rừng lai là vật nuôi khá mới với bà con nông dân trên địa bàn tỉnh. Việc đưa giống heo rừng lai vào chăn nuôi nông hộ phù hợp với chủ trương đa dạng hóa vật nuôi của ngành nông nghiệp tỉnh.
Ông Lưu Văn Phúc, Trưởng Phòng Chăn nuôi – Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh cho biết, thông qua nguồn kinh phí khuyến nông địa phương, trong năm 2023, Trung tâm đã triển khai mô hình “Chăn nuôi heo rừng lai theo hướng an toàn sinh học và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm”.
Đoàn tham quan mô hình nuôi heo rừng tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: HT.
Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ nông dân 50% chi phí mua con giống với trọng lượng ban đầu 8kg/con và 50% chi phí vacxin và thuốc sát trùng chuồng trại. Trong quá trình nuôi, trung tâm có cán bộ kỹ thuật trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật. Đồng thời, cũng phối hợp tìm kiếm các điểm thu mua hoặc lò giết mổ để hỗ trợ đầu ra cho các hộ chăn nuôi.
“Mô hình này không chỉ mang lại công việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, mà còn tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp có sẵn như rau, củ, quả và thức ăn xanh. Nó cũng đóng góp vào việc thay đổi tập quán chăn nuôi cũ sang mô hình chăn nuôi heo theo hướng phát triển bền vững. Qua đó còn tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi tham gia thực hiện, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau”, ông Phúc đánh giá.
Hồ Thảo
Nguồn: nongnghiep.vn
- nuôi heo rừng lai li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất