Đó là đề xuất của UBND thành phố Hà Tĩnh nhằm quản lý chăn nuôi, giảm thiểu dịch bệnh và ô nhiễm môi trường trong khu vực nội thành, nội thị.
Đề xuất khu vực nội thành, nội thị không được chăn nuôi từ 10 đơn vị vật nuôi trở lên của TP Hà Tĩnh sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ảnh: Thanh Nga.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm dù không phải là mũi nhọn của TP Hà Tĩnh, song bao đời nay, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ tại các xã, phường ngoại thành như Đồng Môn, Thạch Hạ, Thạch Bình, Đại Nài,… đang chiếm tỷ lệ khá lớn.
Hiện, toàn thành phố có hơn 1.300 con trâu bò, trên 3.600 con lợn và gần 185.000 con gia cầm. Trong đó, khu vực nội thành, nội thị (10 phường) có 182 con trâu bò, 330 con lợn và hơn 28.100 con gia cầm với khoảng 2.000 hộ chăn nuôi.
Trên địa bàn có 7 trang trại quy mô nhỏ, vừa (nuôi lợn, gia cầm), trong đó, 5 trang trại tại địa bàn các xã, 2 trang trại nằm trên địa bàn các phường Thạch Quý và Đại Nài.
Theo lãnh đạo thành phố, việc phát triển chăn nuôi là sinh kế quan trọng, cung cấp thực phẩm tại chỗ, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống của người dân. Sản phẩm chăn nuôi còn cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến để phát triển nông nghiệp đô thị theo chiều sâu, đa dạng theo chuỗi giá trị.
Bên cạnh đó, chất thải trong chăn nuôi là nguồn cấp phân bón hiệu quả, góp phần thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng tuần hoàn, nông nghiệp xanh, hữu cơ, an toàn và bền vững.
Tuy nhiên, tại các phường nội đô, chăn nuôi chủ yếu theo hình thức nông hộ, các biện pháp về xử lý chất thải, môi trường còn nhiều bất cập, người chăn nuôi ít chú tâm đến các giải pháp an toàn sinh học. Thực trạng này gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh trên các đối tượng vật nuôi, từ vật nuôi sang người.
Căn cứ các quy định tại Luật Chăn nuôi và văn bản của Sở Xây dựng Hà Tĩnh hướng dẫn quy định khu vực nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư, các quy hoạch, kế hoạch, quy định liên quan, kết quả rà soát, đánh giá và tình hình thực tế tại địa phương, thành phố Hà Tĩnh đề xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại nhỏ, vừa, lớn (từ 10 đơn vị vật nuôi trở lên) không được phép chăn nuôi tại các khu vực nội thành, nội thị.
Đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nông hộ nuôi dưới 10 đơn vị vật nuôi, nếu khu vực nuôi không đảm bảo tách biệt với nơi ở của người và không đảm bảo theo các quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi cũng không được phép chăn nuôi.
Đồng thời hạn chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Ảnh: Thanh Nga.
Thành phố Hà Tĩnh cũng đề xuất một số giải pháp căn cơ cho việc thi hành đạt hiệu quả như: Tăng cường công tác quản lý hoạt động chăn nuôi. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chăn nuôi, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác liên quan nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Tuyên truyền, phổ biến Luật Chăn nuôi năm 2018, kê khai hoạt động chăn nuôi, khu vực không được phép chăn nuôi. Tổ chức cho chủ chăn nuôi ký cam kết không vi phạm quy định khu vực không được phép chăn nuôi.
Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung của tỉnh. Rà soát, bổ sung quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, bố trí quỹ đất để đảm bảo nhu cầu chăn nuôi của người dân thực hiện việc di dời ra khỏi khu vực không được phép.
Muốn làm sạch môi trường, dịch bệnh trong chăn nuôi nội thành, nội thị, tỉnh Hà Tĩnh cần có chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chấp hành quy định Luật Chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.
Thanh Nga
Nguồn: nongnghiep.vn
- được phép chăn nuôi li>
- chăn nuôi ở nội thành li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất