[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bộ Nông nghiệp (The Department of Agriculture – DA) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (The Food and Drug Administration – FDA) Philippines đã công bố việc triển khai vắc-xin phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASF) vào quý 3 năm 2024.
Bộ Nông nghiệp Philippines họp báo về vắc xin ASF ngày 30/7/2024
Trong một cuộc họp báo chung, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phillpines Francisco Tiu Laurel, Jr. đã thông báo rằng DA, đang “hoàn thiện các hướng dẫn các bên liên quan trong lĩnh vực nông nghiệp và thú y về việc sử dụng có kiểm soát vắc-xin ASF, sau đó sẽ tiến hành lấy ý kiến trong công chúng” thông qua Cục Công nghiệp Động vật (the Bureau of Animal Industry – BAI).
Việc triển khai là hoàn toàn tự nguyện, hiện sẽ ưu tiên các trang trại thương mại đủ điều kiện, các doanh nghiệp bán thương mại và các cụm trang trại nuôi thả, nhất là các ở Vùng Đỏ và Vùng Hồng, dưới sự giám sát chặt chẽ kết hợp giữa DA – BAI.
Theo Thông tư hành chính số 2 của DA, năm 2022, Kế hoạch Phân vùng và Lây lan ASF Quốc gia đã sửa đổi định nghĩa Vùng Đỏ trở thành các tỉnh/ thành phố có các trường hợp ASF đã xác nhận lây lan sang các xã phường khác trong cùng tỉnh/ thành phố trong vòng 15 ngày, trong khi Vùng Hồng bao gồm vùng đô thị Manila cũng như các tỉnh/ thành phố nơi ASF không được phát hiện, nhưng có ranh giới xung quanh Vùng Đỏ.
Tính đến ngày 14 tháng 7, Chương trình Phòng ngừa và Kiểm soát ASF Quốc gia (NASFPCP) của DA – BAI đã báo cáo có 403 Vùng Đỏ và 737 Vùng Hồng tại Phi-líp-pin.
Dự kiến khoảng 150.000 liều AVAC ASF Live trong tổng số 600.000 liều theo mục tiêu của DA, sẽ đến Phi-líp-pin vào quý 3 năm 2024. Vắc-xin AVAC ASF LIVE do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam phát triển và trên trang web chính thức, được mô tả là “vắc-xin nhược độc đông khô được nuôi cấy trên dòng tế bào DMAC [tế bào đại thực bào Diep]”. Vắc-xin nói trên dành cho lợn từ bốn tuần tuổi trở lên, với khuyến cáo tiêm một liều duy nhất và thời gian bảo hộ ít nhất là năm tháng.
Theo giải thích của Tổng giám đốc FDA Samuel Zacate, vắc-xin này đã trải qua các thử nghiệm lâm sàng trong hai năm và đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả dựa trên giám sát kết hợp của DA – BAI và các quy định của FDA.
“Hiện tại vắc-xin chỉ có Giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm (Certificate of Product Registration – CPR) có thời hạn hai năm, triển khai vắc-xin dưới sự giám sát, với các điều kiện cụ thể và phải được đánh giá hàng năm. Vì vậy, khi có bất kỳ điều gì xảy ra, vắc-xin sẽ được chuyển đến một cơ quan độc lập, và một nhóm chuyên gia từ DA tiến hành kiểm định và đưa ra khuyến nghị, sau đó, FDA sẽ xem xét để tiếp tục hoặc thu hồi CPR hoặc tiến hành thương mại hóa vắc-xin”, ông Zacate đảm bảo.
“Trong số các ứng cử viên vắc-xin đang trong quá trình thử nghiệm hiện có. AVAC đã chứng minh rằng chúng có hiệu quả cao nhất so với các rủi ro có khả năng xảy ra. Rủi ro này phải là một rủi ro nghiêm trọng đến mức chúng tôi cần phải dừng cấp CPR cho việc triển khai vắc-xin có giám sát. Về dữ liệu thống kê, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục cập nhật”, ông nói thêm.
Tổng cộng 350 triệu peso đã được DA phân bổ cho việc mua vắc-xin, kim tiêm và các nhu yếu phẩm khác cho việc triển khai vắc-xin ASF. Theo Bộ trưởng Tiu Laurel, dự kiến đến tháng 6 năm 2025, những lợi ích của việc triển khai vắc-xin, cụ thể là số ca mắc ASF giảm mạnh và giá thịt lợn và các sản phẩm từ lợn trên thị trường – sẽ trở nên rõ ràng.
“Việc mua vắc-xin này chứng minh cam kết của DA trong việc bảo vệ ngành chăn nuôi lợn và tăng cường an ninh lương thực quốc gia giữa lúc đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ ASF. Hãy yên tâm rằng chúng tôi sẽ luôn tận tụy hỗ trợ những người chăn nuôi lợn, đảm bảo tính bền vững và khả năng phục hồi ngành nông nghiệp của chúng ta”, Bộ trưởng Tiu Laurel trình bày.
Tổng giám đốc FDA – Samuel Zacate cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất của DA nhằm loại trừ ASF khỏi Phi-líp-pin thông qua việc triển khai vắc-xin. Đồng thời, ông cũng kêu gọi công chúng báo cáo với chính quyền địa phương và FDA về những cá nhân vô đạo đức có ý định bán vắc-xin ASF bất hợp pháp.
“FDA tin chắc rằng phúc lợi động vật cũng quan trọng không kém và việc tiêm chủng cho động vật để bảo vệ sức khỏe của chúng là cách hiệu quả nhất để tăng lượng sản phẩm chăn nuôi có sẵn trên toàn quốc.” Do đó, FDA cam kết thực hiện nhiệm vụ của mình để đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trong nước đều an toàn, chất lượng và hiệu quả”, ông khẳng định.
Theo Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH), ASF là một căn bệnh do vi-rút lây lan rất cao ở lợn hoang dã và lợn nhà với tỷ lệ tử vong là 100%. Mặc dù không thể lây truyền từ lợn sang người, nhưng con người có thể trở thành vật mang vi-rút ASF.
Cơ quan Thống kê Phi-líp-pin (Philippine Statistics Authority – PSA) báo cáo rằng sản lượng thịt lợn của nước này đã giảm từ 2,3 triệu tấn xuống 1,7 triệu tấn vào năm 2021, sau trường hợp mắc bệnh đầu tiên tại địa phương vào năm 2019.
Để ứng phó với những bất lợi của đợt bùng phát ASF tại Phi-líp-pin, DA đã triển khai hai chương trình song song là Chương trình Sáng kiến Sản xuất Lợn Quốc gia Tích hợp Phục hồi và Mở rộng (INSPIRE) nhằm phục hồi và tái cơ cấu đàn và Chương trình Bantay ASF sa Barangay (BABay) là một phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để phòng ngừa, kiểm soát và quản lý ASF, thông qua hợp tác với các đơn vị chính quyền địa phương và người chăn nuôi lợn toàn quốc.
Những sáng kiến này cho kết quả khả quan khi Phi-líp-pin ghi nhận sản lượng lợn tăng đều đặn, với dữ liệu từ PSA ghi nhận 1,8 triệu tấn trong năm 2023. Nhóm DA – BAI – NASFPCP báo cáo rằng 480 tỉnh/thành phố đã được nâng cấp từ Vùng Đỏ lên Vùng Hồng và 104 tỉnh/thành phố khác đã được nâng cấp từ Vùng Hồng lên Vùng Vàng tính đến ngày 14 tháng 7.
Tác giả: DA-AFID
Thảo Duyên biên dịch từ https://www.da.gov.ph/asf-vaccine-rollout-by-q3-da-fda/?fbclid=IwY2xjawEZZ5JleHRuA2FlbQIxMQABHQnr94rduBABZ31MQ70R0s4HUwzY42uSjufM2WfsMhvgnh5bocLOX58PZQ_aemEcFEx-WBgEOHim5e2PXf-g
- AVAC ASF LIVE li> ul>
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
Tin mới nhất
T4,27/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất